Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Tuần qua, theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13, mình cảm thấy không có ấn tượng. Cứ như thế này có lẽ cử tri cả nước sẽ không còn háo hức, trông đợi, dõi theo mỗi khi các kỳ họp Quốc hội diễn ra. Mình cho rằng sở dĩ như vậy là vì: câu hỏi đặt ra chưa ngắn, gọn, rõ trọng tâm định hỏi, còn nặng về dẫn dắt, diễn giải, vòng vo (đến nỗi Chủ tọa phiên họp (Chủ tịch Quốc hội) phải nổi cáu đề nghị hỏi ngắn để tôn trọng Quốc hội). Thế mới thấy kỹ năng chất vấn quan trọng thế nào đối với mỗi đại biểu quốc hội. Trong khi đó, người trả lời cũng không bám sát trọng tâm của người hỏi. Văn phong chưa mạch lạc, còn lủng củng, chưa thật sự mang tầm khái quát. Đặc biệt, có xu hướng né tránh hoặc không trực tiếp làm rõ những vấn đề có tính "nhạy cảm" mà người hỏi đặt ra. Thiết nghĩ, là Đại biểu Quốc hội- người đại diện cho cử tri cả nước phải là người hội tụ được nhiều kỹ năng, trong đó kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng trả lời là những kỹ năng hết sức quan trọng. Cử tri chỉ thực sự có cảm giác tin tưởng, yên tâm khi người đại diện của họ biết cách đặt ra những câu hỏi sắc xảo, đúng bản chất của vấn đề mà họ đang quan tâm, đang bức xúc và nóng lòng muốn gửi tới quốc hội. Đồng thời, cử tri cũng thực sự tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ với những đại biểu Quốc hội giữ các trọng trách trong bộ máy Nhà nước (các Bộ trưởng, Trưởng ngành) khi họ nhận được những câu trả lời thẳng thắn. mạch lạc, tường minh, đầy trách nhiệm, cầu thị và tính mang tầm khái quát đối với những vấn đề mà những người đại diện của họ đã đặt ra. Nói một cách dân dã, đại  biểu Quốc hội phải là những người "nói được , làm được".

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

      Vô đề
Hạnh phúc là gì
Chưa ai định nghĩa được
Chỉ thấy đời tẻ nhạt
Khi chúng mình có nhau.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

         Vô đề
Mỗi lần em đến thăm
Ngỡ mùa xuân đang đến
mang sắc đào Nhật Tân
Vương lòng anh nỗi nhớ

Xuân đến rồi xuân đi
Anh thẫn thờ mong đợi
Bao giờ xuân trở lại
Thắp lửa hồng tim anh

Giấc mơ thật mong manh
Như ngọn đèn trước gió
Anh được sánh vai em
Nắm tay cùng dạo bước

Chẳng xa vời điều ước
Mà sao khó em ơi
Lỗi tại anh tất cả
Anh đâu còn đôi mươi.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013


Xúc cảm khi biết tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần!
Sáng ngày 05 tháng 10 năm 2013 mặc dù chưa có bất kỳ một thông tin nào về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng khi lướt qua các thông tin trên báo mạng theo thói quen hàng ngày Tôi đã linh cảm một sự kiện đặc biệt sẽ xảy ra khi thấy một loạt những hình ảnh rất đỗi thân thương, gần gũi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiện lên qua các trang mạng. Quả thật linh cảm đã trở thành sự thật. Cùng ngày hôm đó bản tin lúc 12 giờ trưa đã chính thức phát đi thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần. Mặc dù biết Đại tướng đã hưởng thọ 103 tuổi và rằng: Sinh- Lão- Bệnh - Tử là quy luật muôn đời của tạo hóa, song trong Tôi không tránh khỏi xúc cảm bàng hoàng, ngơ ngác. Suốt từ giây phút đó cho đến khi viết những dòng chữ này (gần 10 ngày qua không ngày nào tôi không có những phút giây rưng rưng lệ khi xem những dòng tin về Đại tướng trên các phương tiện truyền thông đại chúng). Con trai tôi đang là học sinh lớp 6 khi xem cùng tôi và thấy tôi xúc động đã hỏi: Bố ơi, cụ Giáp làm gì mà người ta nói nhiều thế? Tôi trả lời: Cụ Giáp là người học trò xuất sắc của Bác Hồ, được Bác Hồ phong Đại tướng lúc 37 tuổi và là Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Người đã có công rất lớn đối với dân, với nước Việt nam ta. Chỉ sau 2 ngày theo dõi thông tin qua truyền hình, cháu đã khăng khăng đòi tôi xin  phép cơ quan, xin phép cô giáo để đưa cháu sang Hà Nội đến tư gia của Đại tướng cùng với hàng nghìn người dân đất Việt khác được thắp một nén nhang viếng Đại tướng.  
Tôi là một người con đất Việt và đặc biệt là một sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, tôi càng hiểu sâu sắc hơn những công lao to lớn mà Đại tướng đã cống hiến cho dân, cho nước. Không chỉ vĩ đại về tài năng quân sự, Đại tướng còn là một danh nhân văn hóa. Nói như người đời thướng nhận xét Đại tướng là một người “Văn võ song toàn”. Tôi có cảm nhận: giường như trong con người Đại tướng những phẩm chất cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thấu triệt, được kế thừa, phát huy và tỏa sáng.
Sự kiện Đại tướng ra đi về cõi vĩnh hằng một lần nữa tiếp tục khẳng định: dưới bầu trời này không ai tinh tường, không ai thủy chung, tình nghĩa bằng nhân dân. Chỉ có nhân dân là người duy nhất, thông minh và công tâm nhất với vai trò là người giám khảo thẩm định những giá trị chân chính của những bậc vĩ nhân.  Nếu chúng ta đã có những danh hiệu “Thày thuốc nhân dân”; “Nhà giáo nhân dân”; “Nghệ sỹ nhân dân”…Thì hôm nay chúng ta lại được nghe thấy một danh hiệu nữa: “Đại tướng nhân dân”  thật xúc động và ý nghĩa biết bao. Lịch sử nước ta có thể nói là lịch sử chống ngoại xâm. Chính vì vậy, dân tộc ta cũng hết sức tự hào đã sản sinh ra những thiên tài quân sự như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo; Quang Trung và thời đại Hồ Chí Minh chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
                           Xin kính cần nghiêng mình trước anh linh của Đại tướng!                                                                                                                                                                           


Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

PHONG TRAO XÃ HỘI VÀ CUỘC VẬN ĐỘNG "HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH"


                                        Tran Minh Chien
Trong cuộc sống thường nhật chúng ta thường xuyên bắt gặp từ “phong trào” hay cụm từ “phát động phong trào”; “cuộc vận động” trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong các cuộc hội họp hoặc trong các văn bản của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Rất nhiều cuộc vận động, phong trào xã hội ở Việt Nam trong lịch sử mà tên gọi của nó mỗi khi nhắc đến không khỏi làm chúng ta ngưỡng mộ và tự hào: “phong trào bình dân học vụ”; “trồng cây, gây rừng”; “phụ nữ ba đảm đang”; “thanh niên ba sẵn sàng” và gần đây nhất là những phong trào “xoá đói giảm nghèo”; “uống nước nhớ nguồn”; ‘toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; “Xây dựng và chỉnh đốn Đảng”...Có thể nói lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam hơn 60 năm qua là lịch sử của các “phong trào xã hội”, các “cuộc vận động”.“Phong trào”đã thực sự trở thành một hiện tượng phổ biến, là một phần không thể thiếu của đời sống xã hội, được chia sẻ trong cách cảm, cách nghĩ cũng như trong giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội. Ngay trong những ngày tháng năm này, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức thi đua, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Việc nhận thức đúng về cuộc vận động cả về lý luận và thực tiễn là việc làm cần thiết và quan trọng. Bài viết này là một sự tiếp cận xã hội học về cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”- một loại hình của phong trào xã hội.
        Trong xã hội học thế giới, “hành vi tập thể và phong trào xã hội” được xác định là một chuyên ngành của xã hội học. Khi phân tích lý thuyết về phong trào xã hội, các nhà xã hội học trên thế giới phần lớn thường bắt đầu từ khái niệm hành vi tập thể như là cái nền của mọi phong trào xã hội. Những chủ đề mà họ thường đề cập là: định nghĩa, phân loại, phân đoạn (các giai đoạn trong một phong trào), các lý thuyết giải thích, phương pháp nghiên cứu phong trào xã hội.
Có thể hiểu một cách khái quát nhất, phong trào xã hội là những nỗ lực tập thể có chủ định của một hay nhiều nhóm người nhằm thực hiện các biến đổi xã hội. Phong trào xã hội là những hoạt động tự nguyện, có tổ chức, dài hạn, có chủ trương khuyến khích hoặc phản kháng một khía cạnh nào đó của biến đổi xã hội. Phong trào xã hội thường có những đặc trưng sau: phải là sự nỗ lực tập thể; sự tự nguyện của các thành viên trong xã hội; phải là hoạt động có tổ chức; được tiến hành dài hạn; nhằm khuyến khích, thay đổi hay phản kháng cái gì đó trong biến đổi xã hội; từ phong trào tiến tới hình thành định chế xã hội. Điều kiện để tồn tại của phong trào là: Phong trào phải có bản sắc; phong trào phải làm rõ mình “nhân danh ai, cái gì” và phong trào phải làm rõ “đối tượng” xã hội của mình.
Như vậy, chúng ta cũng có thể hiểu “phong trào xã hội” chính là “những nỗ lực tập thể” nói về những hành động chung, cùng nhau, dài hạn, có tổ chức của một nhóm, một tập thể hoặc cả cộng đồng, nhằm một hay một vài mục tiêu mang tính xã hội. Trên thực tế, một “phong trào xã hội”, một “ sự nỗ lực tập thể” chỉ có hiệu quả khi nó phải luôn được một khuôn khổ chính trị, pháp lý và hành chính định hướng, dẫn dắt, mở đường, tạo ra cơ chế để hoạt động.
Có thể phân ra 3 loại hình của “những nỗ lực tập thể”(phong trào xã hội) như sau:
Loại hình thứ nhất, những cuộc vận động do các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị- xã hội khởi xướng, chủ trì và phối hợp. Nhìn từ góc độ lý thuyết huy động nguồn lực, loại hình này thể hiện ưu thế là có nhiều nguồn tài nguyên, như mức cam kết và ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo chính trị cấp cao, có hệ thống tổ chức, kinh phí dồi dào.
Loại hình thứ hai, là các nỗ lực hay phong trào xã hội do các tổ chức có pháp nhân (hội, quần chúng, Viện nghiên cứu, tổ chức xã hội…) khởi xướng và thực hiện. Loại hình này được phát triển nhanh trong những năm 90 ở Việt Nam như phong trào khuyến học, phong trào người cao tuổi, phong trào quỹ bảo thọ ở cơ sở…với loại hình này, Nhà nước- với tính cách là người tạo ra khuôn khổ chính trị, pháp lý và là nhà tài trợ lớn nhất trong lĩnh vực xã hội cần phải có sự thay đổi trong định hướng chính sách ủng hộ và tài trợ, hướng nhiều hơn vào tiêu chuẩn hiệu quả, mở rộng cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn tài trợ nhà nước, tạo nên sự bình đẳng hơn về mặt vị thế xã hội giữa các loại hình tổ chức xã hội.
Loại hình thứ ba, bao gồm những nỗ lực tập thể của các nhóm và tập thể, không có sự dẫn dắt của những tổ chức pháp nhân, hình thành nhằm biểu cảm những mục tiêu, yêu cầu, nguyện vọng của các tập thể, nhóm xã hội nhất định. Trong thời gian tới, khi quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá tăng tốc, những kiểu nỗ lực tập thể và phong trào xã hội thuộc loại hình này sẽ có xu hướng tăng lên và tác động ngày càng lớn đến xã hội. Cần phải được hướng dẫn về mặt văn hoá bởi các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các  cơ quan chuyên môn. Mặt khác, Nhà nước cũng cần phải tạo ra những khuôn khổ chính trị và pháp lý rộng rãi hơn, rõ ràng hơn, cần được truyền thông hướng dẫn tốt hơn và cần nhận được những phản hồi kịp thời và đúng đắn từ phía các cơ quan nhà nước để các hành động tập thể có thể diễn ra trong khuôn khổ luật pháp (khiếu kiện tập thể, đình công).
Từ những quan điểm xã hội học về “phong trào xã hội” nêu trên, chúng ta thấy cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chính là loại hình thứ nhất của “phong trào xã hội”. Đây là cuộc vận động do Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam phát động, chủ trì và tổ chức thực hiện. Mục đích của cuộc vận động là làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưỏng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh…nâng cao đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Đây là một cuộc vận động- một phong trào xã hội rộng lớn. Sự thành công của nó đòi hỏi phải có “những nỗ lực tập thể” cao độ. Sự nỗ lực tập thể trong cuộc vận động này  hướng vào một nội dung rất rõ. Đó là, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tính chất và mức độ của sự nỗ lực để thực hiện nội dung này là có sự khác nhau. Học tập để hiểu được những tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác thì không khó, nhưng làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức ấy thì cực kỳ khó khăn. Đây cũng chính là vấn đề mấu chốt quyết định đến chiều sâu và sự thành công của cuộc vận động. Qua hơn 5 năm thực hiện, Cuộc vận động đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Trong Đảng và trong xã hội đã xuất hiện ngày càng nhiều những cán bộ, Đảng viên, nhân dân gương mẫu tự giác làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả triển khai cuộc vận động đã góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, tác động tích cực đến việc khắc phục tình trạng suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, Đảng viên. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm trong triển khai cuộc vận động. Đó là việc triển khai cuộc vận động trong Đảng và trong hệ thống chính trị chưa đều, hiệu quả chưa cao. ở các địa phương việc triển khai cuộc vận động tích cực, kịp thời đồng bộ hơn ở Trung ương; các cơ quan Đảng, đoàn thể làm tốt hơn các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nhiệp Nhà nước. Chuyển biến về nhận thức trong mỗi cán bộ, Đảng viên, công chức chưa đồng đều. Kết quả “làm theo” còn chưa thực sự rõ nét, chưa tạo ra phong trào rộng lớn mang tính tự giác.
Đặc biệt, bên cạnh những tấm gương của nhiều tập thể và cá nhân tự giác thực hiện có hiệu quả cuộc vận động, thì trong nhiều lĩnh vực và ở nhiều nơi, vẫn còn tồn tại hiện tượng thiếu vắng, thậm chí tê liệt các nỗ lực chung để giải quyết một cách tập thể các vấn đề công cộng. Chúng ta hãy nhìn vào môi trường của các đô thị, thật là nhức nhối. Ai ai cũng cố gắng hàng ngày lau dọn nhà mình cho thật sạch, nhưng rồi lại đổ rác thải ra nơi công cộng một cách vô tội vạ. Công ty vệ sinh môi trường đô thị đã nhiều lần lên tiếng, nhưng rồi sự việc chuyển biến cũng chẳng đáng là bao. Rồi còn hàng trăm ”dự án treo” trên phạm vi toàn quốc, toàn ”bờ xôi”; ”ruộng mật” bỏ hoang nhiều năm, trong khi đó người nông dân phải chịu cảnh thiếu việc làm, do không có đất để canh tác; chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm qua cả nước đã có hàng chục cơ sở sản xuất  xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng và hàng chục cán bộ các cấp phải bị truy tố trước pháp luật. Có phải các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành chức năng thật sự trong nhiều năm qua không hề biết?  ở đây rất thiếu những nỗ lực tập thể nhằm xây dựng được những định chế chung khiến mọi người tuân thủ trong đời sống công cộng. Rất cần sự thúc đẩy và hỗ trợ của những tác nhân xã hội với những sáng kiến và tính tích cực xã hội. Không có sự nỗ lực tập thể thì phong trào không thể thành công.
Tất cả những hiện tượng nêu trên, có thể được xem như là những khoảng trống của những nỗ lực tập thể, là hạn chế không nhỏ cần phải được quan tâm khắc phục.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xin được đề xuất một số giải pháp sau:
- Cần chú trọng hơn nữa nhiệm vụ cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức trong tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương để cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân tự giác làm theo.(lưu ý, một trong những chuẩn mực đạo đức của Bác mà trong tình hình hiện nay chúng ta phải thường xuyên chú ý học tập và làm theo, đó là thái độ và hành vi ứng xử với môi trường kể cả môi trường sống và môi trường tự nhiên).
- Tăng cường sự phối, kết hợp giữa các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị trong việc giám sát và cùng nhau thực hiện nội dung cuộc vận động. Không có sự đồng tâm, hiệp lực, sự phối hợp gắn bó giữa các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị và các cá nhân trong toàn xã hội, thì khó có thể tạo ra những nỗ lực chung để thực hiện những mục tiêu và nội dung của cuộc vận động đã đề ra (bản chất của các cuộc vận động là huy động những nỗ lực tập thể để thực hiện một nội dung nào đó).
- Đề cao và nhân điển hình những tập thể và cá nhân mẫu mực (đặc biệt là cán bộ, đảng viên- những người có chức, có quyền) trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Sinh thời Bác Hồ đã từng nhắc nhở: một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn.
- Cần phải tạo ra cơ chế và hành lang pháp lý cho cuộc vận động. Phải gắn cuộc vận động với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của từng cơ quan, đơn vị. Trong sinh hoạt định kỳ mỗi cán bộ đảng viên bắt buộc phải tự giác báo cáo kết quả thực hiện trước chi bộ.
- Cần xác định một nội dung chương trình và những tiêu chí riêng cho khối các doanh nghiệp trong việc thực hiện cuộc vận động.
          Cuộc vận động ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Min” đang tiếp tục đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, mong mỏi của mỗi người dân đất Việt là, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác phải đựơc diễn ra một cách thường xuyên, liên tục không chỉ dừng lại trong phạm vi thời gian của cuộc vận động. Thiết nghĩ, mỗi người, từ người đứng đầu Nhà nước cho đến người dân bình thường cũng đều luôn luôn phải xem việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng như ”cơm ăn”, ”nước uống”, như” rửa mặt” hàng ngày.
                                                                                     02/10/2013
Tài liệu tham khảo
1. Đặng Phong Quang, 2002, Người khởi xướng phong trào tình nghĩa, Hà Nội mới, 15.5.2002.
2. Lê Hải Hà, 2002, Mặt trận Tổ quốc: Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Trong: Bùi Thế Cường và cộng sự, 2002. Phong trào xã hội thời kỳ Đổi mới: Một nghiên cứu bước đầu, Viện xã hội học, Phòng phúc lợi xã hội, Báo cáo đề tài tiềm lực năm 2002.
3.Tony Bilton và các đồng sự, Nhập môn xã hội học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.
4. Bộ chính trị, Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.




ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC-MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY


                                                                                        Tran Minh Chien
Trong những năm gần đây, trên bình diện xã hội nói chung và ở Trường Đại học Chính trị nói riêng các cụm từ: “Điều tra xã hội học”; “Khảo sát xã hội học”; “Kết quả điều tra xã hội học”; “Số liệu điều tra xã hội học” đã trở nên quen thuộc và được nhiều người, nhiều tổ chức sử dụng. Nó quen thuộc và phổ biến đến mức chẳng cần phải được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức chuyên ngành xã hội học người ta cũng có thể tự thiết kế bảng hỏi, tiến hành điều tra và sử lý thông tin. Ở Trường Đại học Chính trị, phần lớn các công trình khoa học (đề tài) đều xác định có sử dụng phương pháp điều tra xã hội học mà biểu hiện cụ thể của nó là dùng “Phiếu trưng cầu ý kiến”; “Phiếu điều tra”; “Bảng hỏi” để thu thập thông tin. Tình hình này phải chăng chứng tỏ hai điều quan trọng sau đây: Một là, phương pháp điều tra xã hội học[1] nói riêng và xã hội học nói chung đã được “xã hội hoá”, được chấp nhận trên thực tế bởi tính ưu việt của nó? Hai là, phương pháp điều tra xã hội học rất dễ thực hiện đến mức ai cũng có thể tiến hành mà không cần phải viện đến sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn?
Bài viết này không phải đi tìm câu trả lời cho những giả định nêu trên, mà chỉ muốn đặt ra và trao đổi một số vấn đề xung quanh việc sử dụng phương pháp điều tra xã hội học hiện nay. Thứ nhất, đâu là sự khác nhau giữa phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp điều tra của các khoa học xã hội khác (tạm gọi chung là phương pháp điều tra xã hội)? Thứ hai, làm thế nào để thẩm định được tính khoa học, độ tin cậy của số liệu định lượng trong các đề tài khoa học hiện nay?
1. Nếu xem kỹ các cuốn sách giáo khoa, giáo trình và cả chuyên khảo về phương pháp xã hội học thì đều thấy rằng không có sự phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa phương pháp điều tra xã hội học với phương pháp điều tra của các khoa học xã hội khác. Vậy đâu là sự khác nhau? Để tìm câu trả lời tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khó có sức thuyết phục  này, chúng ta cần phải tìm về một nhận định hết sức nổi tiếng của Karl marx. Marx đã từng nhận định rằng xã hội này khác với xã hội kia không chỉ ở chỗ nó sản xuất ra cái gì mà còn ở chỗ nó sản xuất ra như thế nào, bằng cách nào. Điều này hoàn toàn đúng với khoa học nói chung và khoa học xã hội nói riêng. Phương pháp liên quan đến cách làm mà cách làm quyết định tới trình độ của sản phẩm làm ra. Rõ ràng, trình độ, chất lượng của các công trình nghiên cứu hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào việc nghiên cứu đó nhằm vào đối tượng nào, được thực hiện như thế nào, sử dụng phương pháp nào và cách thức sử dụng phương pháp đó ra sao.
Nếu xét về hình thức, chúng ta có thể khẳng định ngay tất cả các phương pháp điều tra xã hội đều giống nhau. Bởi lẽ, đều có “phiếu câu hỏi”; “phiếu điều tra”; “bảng kiểm” dùng để quan sát… Nhưng xét về nội dung, những yếu tố bên trong, cách thức và quy trình tiến hành phương pháp chúng ta sẽ thấy có sự khác nhau giữa phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp điều tra của các khoa học xã hội khác. Về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, quan trọng nhất của phương pháp điều tra xã hội học là bảng hỏi (hay còn gọi là phiếu câu hỏi, phiếu điều tra, phiếu trưng cầu ý kiến). Việc thiết lập bảng hỏi đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức chuyên môn vững và bề dày kinh nghiệm thực tiễn. Bởi lẽ, một bảng hỏi đạt chuẩn mực khoa học phải thể hiện được một cách khái quát nhất mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Nhìn vào bảng hỏi người có chuyên môn có thể đoán biết được ý định cơ bản của nhà nghiên cứu và của toàn bộ cuộc điều tra. Thông thường một cuộc điều tra xã hội học được chia thành 3 giai đoạn[2], việc thiết lập bảng hỏi nằm ở công đoạn cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị. Để bắt tay vào việc soạn thảo câu hỏi và lập bảng hỏi, một yêu cầu có tính nguyên tắc đó là: Nhà nghiên cứu phải thực hiện nghiêm túc, tuần tự và phải hoàn thành xong một loạt các công việc trước đó[3], đặc biệt là xây dựng giả thuyết nghiên cứu và thao tác hoá các khái niệm có liên quan đến đề tài. Đây là việc làm khó thường do người chủ trì cuộc điều tra (chủ trì đề tài, công trình nghiên cứu) về mặt khoa học thực hiện. Thao tác hoá khái niệm là những thao tác logic nhằm chuyển những khái niệm phức tạp thành đơn giản (chuyển những khái niệm trìu tượng sang khái niệm thực nghiệm, ít trìu tượng hơn). Mục đích quan trọng của việc thao tác hoá các khái niệm là xác định được các chỉ báo - là những dấu hiệu có thể quan sát, đo lường được trên thực tế, chỉ cho người ta biết được tình trạng bên trong của một hiện tượng, một sự vật. Chỉ báo có thể xác định nhanh chóng trong quá trình thao tác hoá khái niệm nếu mức độ trìu tượng của khái niệm thấp và ngược lại, sẽ phải mất nhiều thời gian, nhiều cấp độ thao tác mới xác định được nếu mức độ trìu tượng của khái niệm cao. Chỉ báo chính là cơ sở quan trọng, chủ yếu để nhà nghiên cứu tiến hành soạn thảo câu hỏi và lập bảng hỏi. Mỗi câu hỏi được xem như một chỉ báo để thu thập thông tin, đo lường các khía cạnh của hiện tượng xã hội. Quá trình thao tác hoá khái niệm càng chuẩn xác và cụ thể bao nhiêu thì việc soạn thảo câu hỏi và lập bảng hỏi càng thuận lợi, khoa học bấy nhiêu và ngược lại. Như vậy, rõ ràng để soạn thảo được câu hỏi và lập bảng hỏi theo đúng chuẩn mực xã hội học đòi hỏi nhà nghiên cứu phải thực hiện tuần tự qua nhiều khâu, nhiều bước với những yêu cầu có tính nguyên tắc hết sức nghiêm ngặt và hoàn toàn không đơn giản, dễ dàng như nhiều người đã nghĩ. Càng không phải và không thể chỉ xem qua các tiêu chí đánh giá thực trạng của đề tài (mà người khác đã xác định) và “ngồi tư duy” xem những thông tin nào có liên quan đến đề tài cần phải thu thập, mà đã có thể soạn thảo được câu hỏi và lập bảng hỏi một cách khoa học, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một công trình nghiên cứu.
Oval: 2. XĐ mục đích, nhiệm vụ NCMặt khác, một yêu cầu bắt buộc đối với phương pháp điều tra xã hội học đó là phải thể hiện được cái tinh thần, cái linh hồn của phương pháp xã hội học nói chung đó chính là “tư duy xã hội học” biểu hiện ra là “lý thuyết xã hội học”, biểu hiện cụ thể nữa là “các khái niệm xã hội học”. Có thể nói, phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp có tinh thần xã hội học thể hiện ở tư duy xã hội học mà cụ thể là lý thuyết xã hội học, các khái niệm, phạm trù xã hội học. Tinh thần xã hội học phải thấm suốt trong từng bước, từng bộ phận của quy trình thực hiện phương pháp điều tra xã hội học từ bước xác định vấn đề nghiên cứu đến xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu; xây dựng giả thuyết nghiên cứu; xây dựng mô hình lý luận; thao tác hoá khái niệm, hình thành các chỉ báo; soạn thảo câu hỏi, lập bảng hỏi; thu thập, sử lý và cuối cùng đến luận giải thông tin.
 









TƯ DUY
                                               XÃ HỘI HỌC
 







           Sơ đồ nêu trên cho thấy cái tinh thần hay linh hồn của phương pháp điều tra xã hội học là “tư duy xã hội học”. Chính nhờ tư duy xã hội học với đặc trưng là tư duy bằng các khái niệm xã hội học thì phương pháp điều tra xã hội học mới có “tính xã hội học”, mới có thể gọi là “Phương pháp điều tra xã hội học”. Với quan niệm như vậy, có thể thấy rõ là không phải ai cũng có thể làm xã hội học, cũng có thể tiến hành áp dụng phương pháp điều tra xã hội học. Việc có hay không có tư duy xã hội học và cách thức, quy trình thực hiện phương pháp điều tra xã hội là những tiêu chuẩn cơ bản, quan trọng để phân biệt đâu là phương pháp điều tra xã hội học đâu là phương pháp điều tra xã hội (không phải xã hội học). Thực tế hiện nay, rất nhiều cuộc điều tra đã sử dụng quá nhiều đến mức lạm dụng cụm từ “phương pháp điều tra xã hội học”, đến mức đã gây ác cảm và nghi ngờ, nghi ngại đối với sự hợp thức, tính chính xác, tính đáng tin cậy của phương pháp này. Đề tài nào, công trình nghiên cứu nào cũng tự nhận có sử dụng điều tra xã hội học[4], phương pháp xã hội học, và hầu như ai cũng có thể nghiên cứu thực nghiệm xã hội học với cách làm phổ cập là xây dựng “bảng hỏi; phiếu điều tra; phiếu trưng cầu ý kiến”, “phát phiếu câu hỏi; phiếu trưng cầu ý kiến; phiếu điều tra” rồi xử lý các số liệu, viết báo cáo kết quả và nghiệm thu sản phẩm điều tra xã hội học. Cách làm dễ dãi, “tự nhiên” “kiểu điều tra xã hội học” nghiệp dư này đã đến lúc cần phải có sự suy nghĩ nghiêm túc và có cách ứng sử với nó cho thật sự khoa học.
2. Hiện nay ở các Học viện, Nhà trường trong quân đội nói chung và Trường Đại học Chính trị nói riêng mỗi năm có hàng chục đề tài khoa học các cấp được nghiệm thu. Phần lớn trong số đó có sử dụng phương pháp điều tra xã hội (trong đó có điều tra xã hội học). Một trong những nội dung hết sức quan trọng mà Hội đồng nghiệm thu các cấp cần phải thẩm định đó là, độ tin cậy (tính xác thực) của các số liệu, tài liệu mà các đề tài đã sử dụng trong đó có số liệu (định lượng) của các cuộc điều tra xã hội. Mặc dù đây là nội dung quan trọng nhưng thực tế lại ít được các Hội đồng nghiệm thu quan tâm đúng mức. Bằng chứng cho thấy, trong báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu của hầu hết các đề tài đều có phụ lục được đính kèm trong đó có tổng hợp kết quả điều tra, thậm chí cả bảng hỏi. Tuy nhiên, thường có ít ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định chất vấn Ban đề tài xung quanh nội dung này. Phải chăng việc sử dụng phương pháp điều tra và xử lý số liệu của đề tài quá hoàn hảo? Vấn đề đặt ra ở đây là: Làm thế nào để thẩm định được tính chính xác của số liệu điều tra sử dụng trong đề tài? Trước hết, cần phải thống nhất quan điểm, phương pháp liên quan đến cách làm mà cách làm quyết định tới trình độ của sản phẩm làm ra. Do vậy, để thẩm định độ tin cậy của số liệu trong đề tài phải đặc biệt chú ý xem xét cách thức tiến hành điều tra của nhà nghiên cứu. Trên tinh thần đó, thiết nghĩ quá trình thẩm định đề tài (có sử dụng phương pháp điều tra xã hội) nên tập trung vào ba vấn đề sau đây:
Thứ nhất, trong phụ lục Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu của đề tài và trong các sản phẩm trung gian bắt buộc phải có các tài liệu như: Bảng hỏi; toàn bộ bảng hỏi đã được xử lý sau khi điều tra; tổng hợp kết quả điều tra; cách thức tiến hành điều tra; cách thức chọn mẫu. Các tài liệu (trừ phiếu trưng cầu ý kiến đã được xử lý) phải được gửi đồng thời với báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu của đề tài cho các thành viên của Hội đồng thẩm định nghiên cứu trước.
Thứ hai, trong nội dung nhận xét của các thành viên Hội đồng thẩm định cần chú ý nhận xét kỹ hơn về tính chính xác, độ tin cậy của số liệu mà đề tài đã sử dụng (ví dụ, có nhận xét thêm về cách thức sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp chọn mẫu của đề tài, dung lượng mẫu…).
Thứ ba, trong quá trình thẩm định, chủ nhiệm đề tài hoặc người được ban đề tài uỷ nhiệm phải trình bày (bắt buộc) trước hội đồng thẩm định về phương pháp điều tra xã hội mà đề tài đã sử dụng, bao gồm các nội dung như: dung lượng mẫu; cách thức chọn mẫu; cách thức tiến hành điều tra và xử lý thông tin…
Điều tra xã hội là một quá trình nghiên cứu khoa học, quá trình thu thập, xử lý thông tin về đời sống xã hội. Mỗi khoa học cụ thể như tâm lý học; xã hội học; dân tộc học; giáo dục học hay lịch sử… ngoài những điểm chung trong phương pháp nghiên cứu còn có những cách làm riêng phù hợp với đặc thù của mình. Trên thực tế không có và cũng không thể hy vọng có một phương pháp chung, thống nhất áp dụng cho mọi khoa học. Điểm chung duy nhất có thể thống nhất được về mặt phương pháp luận đó là vai trò cực kỳ quan trọng của phương pháp điều tra xã hội đối với các công trình nghiên cứu (đặc biệt nghiên cứu ứng dụng). Bởi lẽ, như Karl Marx đã từng chỉ giáo, vấn đề không chỉ nhận thức thế giới mà quan trọng hơn là cải tạo thế giới. Muốn cải tạo hiện thực trước hết phải có thông tin về hiện thực một cách trung thực, khách quan. Thực tiễn xã hội đang biến đổi hết sức nhanh chóng, phong phú, đa dạng và cực kỳ phức tạp, càng đặt ra những yêu cầu rất cao đối với phương pháp điều tra xã hội để có thể nhận thức được chính xác bản chất của các sự vật, hiện tượng xã hội. Đây cũng chính là một trong những vấn đề luôn đặt lên hàng đầu đối với các công trình nghiên cứu và cũng chính là sự đòi hỏi khắt khe của các hội đồng thẩm định đối với một công trình nghiên cứu hiện nay.




[1] Trong bài viết này phương pháp điều tra xã hội học cũng được hiểu là phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi hay  phương pháp an két.
Một cuộc điều tra xã hội học thường được chia thành 3 giai đoạn bao gồm: giai đoạn chuẩn bị điều tra; giai đoạn tiến hành điều tra và giai đoạn kết thúc điều tra (sử lý thông tin, viết báo cáo).
[3] Các công việc phải hoàn thành trước khi soạn thảo câu hỏi và thiết lập bảng hỏi bao gồm: Xác định vấn đề nghiên cứu, đặt tên đề tài; xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu; xây dựng giả thuyết nghiên cứu; xây dựng mô hình lý luận, thao tác hoá khái niệm, xác định các chỉ báo.
[4] Cứ nói đến điều tra là gắn thêm với cụm từ xã hội học (Điều tra+ Xã hội học= Điều tra xã hội học)

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Hội chứng "chống tham nhũng"


         Ai cũng biết tham nhũng ở nước ta đã trở thành "quốc nạn", và rằng sự nguy hiểm của tham nhũng được ví như "Giặc nội xâm". Nhưng xem ra việc chống lại loại "giặc" này trong thời gian qua giường như không có hiệu quả. "Giặc nội xâm" ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng và "đẳng cấp hơn về chất lượng". Hiện nay, có một hiện tượng có thể được xem như một loại "hội chứng xã hội" khi người ta nói về tham nhũng đó là: tham nhũng ở đâu đó, ở anh A, anh B, ở tổ chức C nào đó... chứ không phải là chính mình, có liên quan đến mình (mặc dù trong nhiều trường hợp chính họ là người có dấu hiệu tham nhũng). Thế nên mới có chuyện nực cười, có ông "Quan" tháng trước còn "chém gió"rất hay, rất lâm ly, bi đát trước công luận về chống tham nhũng thì ngay tháng sau đã bị đình chỉ công tác để phục vụ cho việc điều tra của cơ quan công an. Thiết nghĩ, muốn đẩy lùi tệ nạn tham nhũng trước hết mỗi người, đặc biệt những người có chức, có quyền trong cơ cấu xã hội phải "tự làm sạch" mình trước đã. Nếu mình không "sạch" mà cứ hô hào chống tham những thì chẳng khác nào "tự nắm tóc mình" để nhấc mình lên khỏi mặt đất hoặc tự mình "đẩy mình lùi lại", liệu có đẩy được không??

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Tặng bạn cùng lớp NCS

Chín mươi ngày từ lúc em sinh con
Là từng ấy đêm em vơi giấc ngủ
Tã lót dỗ dành đứng lên ngồi xuống
đêm thật là dài lời ru cũng chơi vơi.

Em vẫn thường than khổ lắm các anh ơi
Nó cứ hành em như em là đứa ở
Chẳng biết bố nó ngày xưa có thế
Nếu thật thế này thì em chẳng dám yêu.

Con chưa ngoan em đã phải liêu xiêu
Ngày 2 buổi đến trường kịp theo giờ học
Sách vở, bạn thày cả những điều mới lạ
Cố gắng lắm rồi mà vẫn thấy chơi vơi.

Mỗi buổi nhìn em lòng chợt nghĩ xa xôi
Gái một con mà chẳng "mòn con mắt"
Em vấn vậy như cuộc đời vẫn thế
Hạnh phúc nào mà chẳng đẫm gian lao.
                                             Hà nội 2010

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

                                     
Dân ta xưa nay vẫn có câu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Câu nói nghe  dân dã, đơn giản, dễ hiểu nhưng lại hàm ý rất sâu xa. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay khi mà nhịp sống của xã hội hiện đại đang diễn ra với tốc độ chóng mặt và sự thay đổi bất thường của điều kiện tự nhiên càng thấy câu nói trên có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt phương pháp luận cũng như hoạt động tổ chức, chỉ đạo thực tiễn.
Trước tiên, “bệnh” được nhắc đến ở đây không phải theo nghĩa y học mà là những căn “bệnh” dưới góc nhìn của công tác tổ chức, quản lý xã hội. Để phòng những căn “bệnh” này có hiệu quả, việc cần làm trước tiên là dự đoán những “bệnh” có khả năng xảy ra mà xã hội phải đối mặt. Thực tiễn có rất nhiều “bệnh” song chung quy lại có thể phân ra hai loại “bệnh” cơ bản: “bệnh” có nguồn gốc từ tự nhiên, do tự nhiên gây ra (ví dụ như, động đất, sóng thần, núi lửa, bão, lụt, hạn hán, nắng nóng, băng tuyết…) và “bệnh” có nguồn gốc từ xã hội, do con người gây ra (ví dụ như, thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái, tham nhũng, lãng phí, độc đoán, chuyên quyền…). Về mặt lý thuyết, nếu không được phòng bị chu đáo và chữa trị kịp thời thì loại “bệnh” nào cũng để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy loại “bệnh” có nguồn gốc xã hội ở nước ta từ xưa đến nay (đặc biệt hiện nay) là loại “bệnh” nan giải và khó phòng chống nhất. Hệ quả của những căn “bệnh” này gây ra không chỉ thiệt hại về người và của cải vật chất mà nguy hiểm hơn còn là từng bước làm mất dần niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ Đảng viên của Đảng, đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ chính trị.
Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của loại “bệnh” này, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và giải pháp nhằm phòng “bệnh” có hiệu quả. Đã có khá nhiều văn bản Luật và dưới Luật được bổ xung và ban hành mới đối với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện khá sinh động công tác phòng, chống các căn “bệnh” nói chung và “bệnh xã hội” nói riêng (Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Phòng cháy, Chữa cháy; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; luật Giao thông…). Mặc dù vậy, trong khoảng 3 năm trở lại đây, trên phạm vi cả nước vẫn còn khá nhiều những vụ việc nổi cộm gây bức xúc trong dư luận. Ví dụ, sự kiện 2 tập đoàn kinh tế lớn (VINASHIN, VINALINE); Vụ đắm tàu du lịch tại Quảng Ninh (2/2011); Vụ tàu hỏa đâm vào ô tô tại cầu Gềnh, tỉnh Đồng Nai (3/2011); vụ sập mở đá Lèn Cờ, Nghệ An (2011); vụ sai phạm trong chính sách với người có công ở Huyện Phù Ninh, Quảng Nam (2013)… và gần đây nhất là vụ đắm tàu tại vùng biển thuộc huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh làm 9 người thiệt mạng. Chỉ tính riêng các vụ việc vừa nêu đã có tới hàng chục cán bộ, Đảng viên của Đảng bị khởi tố với các tội danh: Vi phạm các quy định về an toàn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng…Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ việc nói trên, song một trong những nguyên nhân cơ bản vẫn là do công tác phòng “bệnh” chưa thực sự có hiệu quả. Dư luận đã tự đặt câu hỏi nếu có cơ chế quản lý hợp lý, chặt chẽ hơn, nếu công tác quản lý, giáo dục cán bộ của các cấp thường xuyên hơn và đặc biệt là công tác kiểm tra, phối hợp của các cấp, các ngành được nhịp nhàng hơn thì đâu đến nỗi xảy ra các vụ việc nói trên? Thế mới biết công tác “phòng bệnh hơn chữa bệnh” có ý nghĩa thế nào!
Đất nước ta đang tiếp tục tiến hành công cuộc Đổi mới. Nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đang từng bước được định hình và phát triển. Trong bối cảnh kinh tế –xã hội trong nước và thế giới luôn có những biến động nhanh, phức tạp và khó lường, hơn lúc nào hết công tác phòng “bệnh” càng trở nên quan trọng và cần thiết. Để phòng “bệnh” có hiệu quả, thiết nghĩ nên làm tốt một số việc sau đây:
Thứ nhất, cần phải dự đoán có cơ sở khoa học những “bệnh” có thể xảy ra để từ đó có giải pháp hữu hiệu phòng “bệnh”. Đây là việc làm hết sức quan trọng, đặc biệt đối với những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thứ hai, phòng “bệnh” phải gắn liền với phương án chữa “bệnh”. Thực tiễn cho thấy chỉ khi nào công tác phòng “bệnh” chu đáo thì công tác chữa “bệnh” mới chuyên nghiệp và có hiệu quả. Thực tiễn công tác khắc phục các vụ việc nổi cộm ở nước ta thời gian qua đã minh chứng cho chúng ta điều đó.
Thứ ba, phòng “bệnh” đối với bất kỳ loại “bệnh” nào cũng đòi hỏi phải có sự phối, kết hợp giữa các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị. Đây cũng là khâu yếu nhất trong công tác phòng “bệnh” ở  nước ta hiện nay.
Thứ tư, thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, đôn đốc và giáo dục cán bộ, đảng viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong công tác phòng và chữa “bệnh”. Kịp thời có hình thức khen thưởng và xử phạt đối với những cá nhân và tổ chức làm tốt và chưa làm tốt công tác phòng, chữa “bệnh” (xưa nay chúng ta chú trọng nhiều hơn đến khen thưởng và xử phạt đối với công tác chữa “bệnh” mà chưa chú trọng đúng mức tới khen thưởng và xử phạt đối với công tác phòng “bệnh”).

                                                                                Trần Minh Chiến

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Cần cảnh giác

CẦN CẢNH GIÁC VỚI QUAN ĐIỂM CHO RẰNG: “ “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HOÁ” VỐN DĨ LÀ QUY LUẬT, HIỆN HỮU TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ CỦA NHÂN LOẠI VÀ THÚC ĐẨY XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI VĂN MINH”.
                                                                                    Trần Minh Chiến
Những ngày qua toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang phát huy quyền làm chủ, tập trung trí tuệ và tâm huyết cao độ để cùng nhau tham gia ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm mục đích xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hơn lúc nào hết, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã tranh thủ lợi dụng sự kiện quan trọng này để tiếp tục “Chiến lược Diễn biến hoà bình”, điên cuồng chống phá cách mạng nước ta. Có thể nói chưa khi nào các bài viết của các thế lực thù địch lại xuất hiện nhiều trên các diễn đàn điện tử, các trang Web và Blog cá nhân như hiện nay. Mục tiêu, nội dung công kích, chống phá của chúng khá toàn diện song tập trung chính vẫn là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và đội ngũ cán bộ Đảng viên của Đảng. Trong một bài viết có tiêu đề “Tự thú” của tác giả Đồng Phụng Việt được đăng trên tờ “Tin chủ nhật” (Posted by basamnew on 13-1-2013) có đoạn viết: ““Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vốn dĩ là quy luật, hiện hữu trong quá trình tiến hoá của nhân loại và thúc đẩy xã hội loài người văn minh, tiến bộ hơn trước. Đã là quy luật thì không thể chống nhưng chẳng hiểu tại sao, lãnh đạo Đảng (Cộng sản Việt Nam) vẫn nhất định phải chống cho bằng được, kể cả sau khi đã học và bắt nhiều người cùng học “duy vật biện chứng”, “duy vật lịch sử”. Thoạt nghe hoặc vừa đọc chưa kịp có thời gian suy nghĩ thì tưởng chừng như đây là quan điểm và thắc mắc có lý của tác giả bài viết. Nhưng dừng lại suy nghĩ một chút với tư duy khách quan, khoa học thì bất kỳ ai cũng sẽ nhận ra ngay “tâm đen” của người đưa ra quan điểm này. Đây thực chất là một kiểu “đánh tráo khái niệm”, là “lập lờ đánh lận con đen” (nói như thành ngữ tiếng Việt), là làm cho đúng –sai; chính –tà;  thật- giả lẫn lộn khó phân biệt để lừa gạt người khác nhằm phục vụ cho ý đồ đen tối của mình. Đó là, tiếp tục bằng mọi cách thủ tiêu đấu tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản việt Nam để từ đó làm cho cán bộ, Đảng viên của Đảng dấn sâu vào con đường cơ hội, thực dụng, sa ngã trước sự cám dỗ của lợi ích vật chất, đồng tiền; từng bước suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống; phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Có thể nhận thấy sự trơ tráo, bất hợp lý, phi khoa học của quan điểm nêu trên được thể hiện ở những điểm sau:
1. Trước hết, tác giả bài viết đã cố tình xem xét hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong sự cô lập, tách rời hay còn gọi là sự siêu hình, máy móc mà lờ đi mối quan hệ biện chứng giữa “Diễn biến hoà bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Chính điều này thoạt tiên làm người ta dễ lầm tưởng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” mà bài viết đề cập đến là sự vận động hoàn toàn tự thân, tất yếu trong bản thân của sự vật, hiện tượng mà không bị ràng buộc, chi phối của bất kỳ yếu tố nào khác.
Nên nhớ rằng “Diễn biến hoà bình” và ‘tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời. Chỉ có thể nhận thức được sâu sắc “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” khi và chỉ khi đặt nó trong mối quan hệ mật thiết với “Diễn biến hoà bình” và “sự tự suy thoái”. “Diễn biến hoà bình” là một chiến lược của các thế lực thù địch đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Mục tiêu của chiến lược này là làm cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên của Đảng từng bước suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, từng bước dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, ngày càng xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng, ngày càng quan liêu, xa dân, làm suy giảm dần lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Như vậy, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vừa là thủ đoạn, vừa là mục tiêu của chiến lược “Diễn biến hoà bình” mà các thế lực thù địch đang tiến hành đối với cách mạng Việt Nam. Việc xem xét tách rời giữa “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” với “Diễn biến hoà bình” là hoàn toàn không khách quan, khoa học, là cố tình “đánh tráo khái niệm”, là “lập lờ đánh lận con đen” nhằm che đậy, nguy biện cho những ý đồ đen tối.
2.Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” không thể là quy luật trong quá trình tiến hoá của nhân loại và lại càng không thể là quy luật trong quá trình tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nói tới quy luật là nói tới những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” không phải là vấn đề bản chất, phổ biến của Đảng cộng sản Việt Nam. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá’ thực chất là một quá trình suy thoái từ bên trong của một bộ phận cán bộ, Đảng viên của Đảng, nó chỉ xuất hiện trong những năm gần đây khi Việt Nam ngày càng mở cửa, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Một mặt, do tác động khách quan như: mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Mặt khác, là từ nguyên nhân chủ quan do một bộ phận cán bộ, Đảng viên thoái hoá, biến chất về tư tưởng chính trị. Tuy nhiên, cần phải lưu ý và khẳng định rằng: “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” mới chỉ xuất hiện ở một bộ phận cán bộ, Đảng viên của Đảng mà chưa phải là toàn bộ Đảng viên hay mang tính phổ biến, lặp lại. Điều này cũng đã được Nghị quyết Trung ương 4 Đảng Cộng sản Việt Nam nghiêm túc, thẳng thắn, tự kiểm điểm, đánh giá và nêu ra: “Trong tình hình hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa, địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện vô nguyên tắc"[1]. Nhìn từ thực tế, lấy thực tế để kiểm nghiệm chân lý, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định: phần lớn cán bộ, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn giữ gìn được phẩm chất, đạo đức của người Đảng viên Cộng sản, luôn trung thành với mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, luôn là người chiến sĩ tiên phong trên mọi lĩnh vực, hết lòng vì dân, vì nước. Hãy thử đặt ra câu hỏi và hãy tự trả lời: Nếu “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” là tất yếu, quy luật, là bản chất và phổ biến của Đảng Cộng sản Việt Nam thì làm sao hơn 80 năm qua từ khi có Đảng lãnh đạo (1930), đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam từ thân phận lầm than, nô lệ, đã vươn lên trở thành người làm chủ; làm sao có thể chống lại được những kẻ thù hung hãn vào bậc nhất trong thế kỷ XX để tự bảo vệ quyền sống, quyền độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc của mình. Và đặc biệt, từ khi Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (1986) đến nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đất nước đã thoát nghèo, vượt qua khủng hoảng; đời sống vất chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt; ý Đảng, lòng dân luôn hoà làm một; chính trị -xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào trong quá trình phát triển, hoàn thiện  cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp (không tránh khỏi mắc sai lầm, khuyết điểm). Xã hội, các tổ chức xã hội và các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của con người đều diễn ra theo chiều hướng đó. Song vấn đề cần bàn ở đây là: “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” chỉ là một trong những biểu hiện cụ thể về sự “sai lầm’, “khuyết điểm”, “khúc quanh” trong quá trình vận động, phát triển của một xã hội cụ thể và những con người cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, chứ tuyệt nhiên “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” không phải là vấn đề bản chất, là tất yếu, là quy luật hiện hữu và phổ biến trong quá trình tiến hoá của nhân loại. Tác giả Đồng Phụng Việt đã mắc phải một sai lầm khá sơ đẳng về mặt phương pháp luận đó là: lấy cái đơn nhất, cái nhỏ lẻ, cái dấu hiệu không bản chất, không có tính phổ quát trong hệ thống “cái riêng” phong phú, đa dạng của sự vật, hiện tượng để khái quát rút ra cái bản chất, cái tất yếu, “cái chung” của sự vật, hiện tượng. Và từ đó suy luận, gán cho nó là vấn đề có tính quy luật, phổ biến trong quá trình tiến hoá của nhân loại. Chính “sự mập mờ” và lối “diễn ngôn không tường minh” này rất dễ làm cho người đọc, người nghe lầm tưởng, khó phân biệt đúng –sai…
3. Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” không thể và không bao giờ là nhân tố có vai trò “thúc đẩy xã hội loài người văn minh, tiến bộ hơn trước”
Theo quan điểm duy vật biện chứng Mác xít (quan điểm khoa học và cách mạng nhất), mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều vận động và phát triển tuân theo những quy luật khách quan, vốn có của nó, đó là sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế. Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ và bao giờ cũng tiến bộ hơn sự vật cũ. Toàn bộ quá trình vận động làm cho cái mới ra đời thay thế cho cái cũ đó chính là quá trình phủ định biện chứng. Xã hội loài người là một dạng vật chất đặc biệt, mặc dù quy luật xã hội là những quy luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội và không thể nảy sinh, tác động ngoài hoạt động có ý thức của con người. Tuy nhiên, quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan. Trên tinh thần đó, có thể nhận thấy: “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay mà biểu hiện của nó là sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống…hoàn toàn không phải là quá trình phủ định biện chứng. Trong mối quan hệ với “Diễn biến hoà bình” thì “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trước hết là một trong những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Nó không phải là một quá trình vận động tự thân, có nguyên nhân duy nhất nằm ngay trong bản thân tổ chức Đảng. Thực tế cho thấy trong những năm qua, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đã điên cuồng chống phá cách mạng Việt Nam bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình” với nhiều âm mưu và thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Chúng thường xuyên tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm kích động, gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân nhân để làm cho Đảng từng bước suy yếu. Chúng dùng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt tấn công vào đội ngũ cán bộ, Đảng viên làm cho đội ngũ này từng bước suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng cách mạng, xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Quá trình diễn ra tình trạng suy thoái đó cũng chính là quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên. Hệ quả cuối cùng là Đảng suy yếu dần và tự đánh mất vai trò lãnh đạo đối với đất nước và xã hội.
Rõ ràng, quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” không làm xuất hiện cái mới, cái tiến bộ, không làm cho xã hội ngày càng phát triển, văn minh. Mọi người đều biết Đảng Cộng sản Việt Nam là một Đảng duy nhất cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được nhân dân thừa nhận trong thực tế và được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Đó là một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Đó là một xã hội mà sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Một xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, chứ không phải cạnh tranh thắng - thua vì lợi ích vị kỷ của cá nhân và các phe nhóm. Một xã hội với hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có… Một xã hội như vậy không chỉ là niềm mơ ước, là khát vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam mà còn là niềm mơ ước và khát vọng của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Đi lên Chủ nghĩa xã hội là sự vận động tất yếu, khách quan, là quy luật phát triển không chỉ của Việt nam mà còn là của cả xã hội loài người. Mọi âm mưu, thủ đoạn chống lại cách mạng Việt Nam, đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là kéo lùi lịch sử, là kìm hãm sự phát triển và chống lại quy luật vận động tất yếu, khách quan của lịch sử. Vậy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” đâu có thúc đẩy xã hội loài người văn minh, tiến bộ hơn trước?!
4. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam phải nhất định “chống cho bằng được” nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”?
Cũng giống như một cơ thể con người, muốn khoẻ mạnh nhất thiết phải được rèn luyện thường xuyên. Đảng Cộng sản Việt Nam muốn trong sạch, vững mạnh xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, đòi hỏi Đảng phải thường xuyên tự rèn luyện, tự xây dựng và chỉnh đốn mình, đúng như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam sinh thời đã từng căn dặn: “Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng không có bệnh, mà Đảng sẽ khỏe mạnh vô cùng”. Thực chất của phê bình và tự phê bình là nhằm chống lại những nguy cơ làm suy yếu Đảng. Trong tình hình hiện nay, trước sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình” Đảng phải đồng thời đối mặt với hai nguy cơ: Nguy cơ từ bên trong nội bộ là sự suy thoái của đội ngũ cán bộ, Đảng viên và nguy cơ từ bên ngoài là sự chống phá của của các thế lực thù địch. Hai nguy cơ này tuy xuất phát từ hai hướng khác nhau, nhưng nếu không cảnh giác và chủ động đấu tranh, ngăn chặn kịp thời thì sẽ dẫn đến một hậu quả chung, đó là làm cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; làm cho Đảng từng bước suy yếu, mất lòng tin của nhân dân và cuối cùng là tự đánh mất vai trò lãnh đạo của mình. Cả hai nguy cơ như vừa nêu đều có thể dẫn đến sự suy vong của Đảng. Tuy nhiên, trong hai nguy cơ đó, thì nguy cơ suy thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ, Đảng viên là cực kỳ nguy hiểm, quyết định sự tồn vong của Đảng. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên, vô cớ mà Đảng Cộng sản Việt Nam lại phải xác định phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” là một trong 3 vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất hiện nay.
Kết thúc bài viết này, xin có 2 điều cảm nhận: Thứ nhất, nếu tác giả Đồng Phụng Việt thật sự quan niệm về “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” (như đã nêu), thì đây thật sự là một sự ấu trĩ về khoa học, thấp kém về nhận thức và không hiểu gì về chủ nghĩa Mác. Thứ hai, nếu đây là sự cố tình làm sai lệch bản chất của sự vật và phép biện chứng Mác xít, thì đây thật sự là hành động lươn lẹo, đánh tráo khái niệm một cách thô thiển, “lập lờ đánh lận con đen” nhằm ngụy biện cho những ý đồ đen tối. Không cần biết Đồng Phụng Việt là ai, hình dáng, con người, trình độ học vấn thế nào? làm gì? ở đâu? Nhưng chắc chắn đây là người Việt Nam, máu đỏ, da vàng, là con dân đất Việt nhưng có một cái tâm không sáng, một cái tầm thấp kém, đã cố tình phủ nhận và xuyên tạc sự thật, cố tình cản trở bước đi của chính dân tộc mình, nhân dân mình trên con đường hướng tới một xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[2].
.







[1] Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật. Hà Nội. 2011. Tr. 24.

Vô đề

Mấy hôm trời nắng nóng
Chẳng ngọn gió mồ côi
Gian nhà giống chiếc nồi
Không rang mà nóng bỏng

Vợ là người khổ nhất
 vẫn tất bật sớm hôm
Nồi nước sôi dao thớt
Gánh hàng rong kiếm cơm

Chống nhàn hơn nhưng béo
Dị ứng nhiệt độ cao
Suốt ngày tắm ào ào
Cứ vào ra đến tội

Nào đâu chỉ tắm gội
Còn giặt giũ nấu cơm
Trông con và tắm gội
Tấm lưng trần nắng sơn

Thương nhất hai con nhỏ
 Nắng nóng chẳng hề quen
Đứa ngày ăn không được
Đứa đêm ngủ chẳng yên

Bố mẹ dẫu vất vả
Chỉ mong con bình yên
Từ đáy lòng cầu ước
Trời mau mưa, mau mưa...
                                                           
                                                                             Mùa hè 2013