Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Hội chứng "chống tham nhũng"


         Ai cũng biết tham nhũng ở nước ta đã trở thành "quốc nạn", và rằng sự nguy hiểm của tham nhũng được ví như "Giặc nội xâm". Nhưng xem ra việc chống lại loại "giặc" này trong thời gian qua giường như không có hiệu quả. "Giặc nội xâm" ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng và "đẳng cấp hơn về chất lượng". Hiện nay, có một hiện tượng có thể được xem như một loại "hội chứng xã hội" khi người ta nói về tham nhũng đó là: tham nhũng ở đâu đó, ở anh A, anh B, ở tổ chức C nào đó... chứ không phải là chính mình, có liên quan đến mình (mặc dù trong nhiều trường hợp chính họ là người có dấu hiệu tham nhũng). Thế nên mới có chuyện nực cười, có ông "Quan" tháng trước còn "chém gió"rất hay, rất lâm ly, bi đát trước công luận về chống tham nhũng thì ngay tháng sau đã bị đình chỉ công tác để phục vụ cho việc điều tra của cơ quan công an. Thiết nghĩ, muốn đẩy lùi tệ nạn tham nhũng trước hết mỗi người, đặc biệt những người có chức, có quyền trong cơ cấu xã hội phải "tự làm sạch" mình trước đã. Nếu mình không "sạch" mà cứ hô hào chống tham những thì chẳng khác nào "tự nắm tóc mình" để nhấc mình lên khỏi mặt đất hoặc tự mình "đẩy mình lùi lại", liệu có đẩy được không??

1 nhận xét:

  1. Ở Việt Nam cũng như các nước khác, việc đánh giá chính xác về tình hình tham nhũng diễn ra trong thực tế là rất khó khăn, vì tham nhũng cũng giống như một tảng băng trên biển, chỉ có thể nhận biết được phần nổi qua những vụ việc đã được phát hiện, xử lý. Thông qua kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trong những năm qua và căn cứ việc đánh giá của các cơ quan chức năng, Đảng và Nhà nước đã khẳng định tình hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng.

    http://nguyenvankyktct.blogspot.com

    Trả lờiXóa