Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Cần có nguyên tắc trong đấu tranh chống tiêu cực
            Ngày nay trong điều kiện mới, đứng trước yêu cầu cách mạng, với quy mô tầm vóc lớn lao, có nhiều khó khăn phức tạp mới, hơn bao giờ hết chúng ta càng cần phải phát huy truyền thống anh hùng và bản chất tốt đẹp của Đảng ta, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện thoái hóa, tiêu cực, chăm lo xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, đủ sức lãnh đạo đất nước ngày càng phát triển. Chúng ta không sợ nói ra khuyết điểm, tiêu cực, nhưng đồng thời cũng không cho phép ai lợi dụng đấu tranh khắc phục khuyết điểm tiêu cực để bôi nhọ, kích động, chống phá Đảng ta, chống phá sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.


Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016


Ngay khi bắt đầu tiếp cận với thế giới mạng thì chúng ta đang phóng con dao hai lưỡi mà nếu không cẩn thận thì chúng ta đang vô tình cầm ngay lưỡi dao này. Rất nhiều thông tin phản ánh cuộc sống cũng như vẫn đề xã hội hoặc cá nhân chúng ta đều được đăng lên với không sự kiểm định. Họa chăng chỉ có một số trang web đưa ra các thông tin có độ tin cậy cao, là đại diện cho Nhà nước và các web thông tin của báo chí có tính tin cậy. Vì vậy, trước thông tin trên mạng, các bạn nên tỉnh táo và tham khảo trên một số diễn đàn, web tin tưởng và uy tín để có cái nhìn đúng đắn về thực tế cuộc sống cũng như an toàn cho bản thân trước con dao này.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Việt Nam yêu chuộng hòa bình, nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó; chúng ta không nói suông, không thụ động ngồi im, nhưng cũng không bảo vệ chủ quyền một cách thiếu không ngoan, mà phải dựa vào sức mạnh của thời đại, đó là niềm tin, sự ủng hộ chân lý và khát vọng hòa bình của tất cả các nước, tất cả các dân tộc trên thế giới.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Một trong những âm mưu thâm độc và tinh vi mà các thế lực thù địch bên ngoài cấu kết với phần tử phản động trong nước đã và đang thực hiện đó là chiến lược “Diễn biến hoà bình”. 
Bản chất và âm mưu thâm độc của chiến lược diễn biến hoà bình do các thế lực thù địch sử dụng ở nước ta là: núp dưới những hình thức, thủ đoạn “hoà bình”. Đây là cuộc chiến tranh không có biên giới, vì nó diễn ra trong mọi mặt đời sống xã hội, từ từ thẩm thấu qua các chiêu bài chủ yếu như: lợi dụng phương tiện thông tin  đại chúng, tình báo, thư, tiền, hàng..... lợi dụng tôn giáo, dân tộc để kích động gây bạo loạn  lật đổ... Những thủ đoạn, nội dung diễn biến hoà bình mà các thế lực thù địch đã sử dụng ở nước ta thường là: thực hiện tổng hợp các biện pháp, chống phá trên mọi mặt của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đến quốc phòng, an ninh và sẵn sàng gây bạo loạn lật đổ.

Do đó đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch là vấn đề có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam; là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hiện nay.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

ÂM MƯU BẠO LOẠN Ở GIÁO XỨ ĐÔNG YÊN?
Ngày 22/10/2016, nhiều trang mạng của Kito lan truyền một đoạn video dài hơn 40 phút với tiêu đề “nổ súng ở giáo xứ Đông Yên”. Tác giả video này là Bạch Hồng Quyền, một gương mặt đen thường xuyên tham gia các hoạt động gây rối, bạo động ở nhiều nơi.
Dù nói là công an nổ súng và ném gạch đá vào dân khiến 2 người bị thương, nhưng suốt cả đoạn băng không hề thấy bóng dáng công anvà cũng không thấy người nào bị thương. Chỉ thấy một đám đông giáo dân ào ào xông lên hò hét và ném gạch đá vào một nhóm người phía xa, những giáo dân này đã lên quốc lộ bắt giữ một chiếc ô tô biển cá nhân và 1 người đàn ông đi xe máy, đạp đổ xe máy và có hành động đánh đập người này.
Theo thuyết minh của kẻ quay video, thì sự việc xảy ra là có công an và công nhân đến cưỡng chế phá dỡ trụ gạch do giáo xứ dựng lên để xây tượng đức mẹ Maria, sau khi bị giáo dân cản trở đã “ném gạch đá vào dân” nên dân tấn công lại và chính quyền phải “rút chạy”. Để ý sẽ thấy nhiều kẻ đem theo gậy gộc và cả dao rựa.
Điều đáng nói là việc xây dựng này là trái phép, trên đất công dành để tái định cư chứ không phải đất tôn giáo.
Linh mục quản hạt của giáo xứ này là Trần Đình Lai, kẻ cầm đầu giáo dân biểu tình làm loạn ở Formosa ngày 2/10 vừa qua. Lịch sử giáo xứ này cho thấy suốt từ xưa đến nay đều có truyền thống khét tiếng  chống chính quyền nhân dân, phá hoại sự yên bình của địa phương và đất nước.

Rất có thể, những kẻ phản động đội lốt tôn giáo đã dàn dựng lên vụ việc này, hoặc sẽ lợi dụng việc này để thổi phồng, châm ngòi bạo động chống lại đất nước. Mong bà con giáo dân chân chính cảnh giác không để bị lợi dụng. 

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

KHI ĐƯA “THÔNG TIN” CẦN THẬN TRỌNG

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, việc tiếp nhận thông tin ngày càng nhanh nhạy, đa dạng, phong phú, nhiều chiều, giúp cho con người nâng cao nhận thức, hiểu biết của mình trên rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, con người cũng có thể chia sẻ, bình luận, phê phán các vấn đề xã hội theo quan điểm, chính kiến riêng của mình.
 Tuy nhiên, khi đưa ra chính kiến của mình nên cần thận trọng, vì nó có thể ảnh hưởng tới danh dự, uy tính, nhân phẩm của người khác, hơn thế nữa có thể gây thiệt hại về kinh tế, các vấn đề chính trị, xã hội làm ảnh hưởng tới uy tín của các cá nhân, cũng như tập thể khác. Chính vì lẽ đó, khi phản ánh về một vấn đề nào đó cần nên suy xét kỹ. Đặc biệt cần có sự kiểm duyệt thông tin của chính cá nhân người đưa tin, hoặc người quản lý của người đưa tin, thông tin đưa ra cần được tìm hiểu kỹ, cũng như đánh giá khả năng tác động của vấn đề đó. Mỗi cá nhân nên thận trọng khi phát ngôn và phải chịu trách nhiệm trước việc làm và phát ngôn của mình.

Trong luật pháp của Nhà nước Việt Nam hiện nay cũng quy định rất rõ về quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên việc nói và làm cần tuân thủ các quy định của luật pháp. Bởi vậy, trước khi phát ngôn nên thận trọng, việc nhận thức và hiểu biết các vấn đề thông tin mà mình đưa ra cần thấu đáo và soi xét kỹ và chịu trách nhiệm trước việc đưa tin của mình, tránh việc đưa tin sai sự thật, bóp méo sự thật, dẫn tới vu khống tổn hại tới danh dự, uy tín,...của cá nhân hay tổ chức tập thể khác. 

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

            

           Đối với nước ta, mục tiêu xuyên suốt, nhất quán của các thế lực thù địch là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi chế độ chính trị ở nước ta, đưa Việt Nam đi theo ý đồ, quỹ đạo của họ. Vì vậy, các thế lực phản động, thù địch luôn đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình", tăng cường sử dụng các biện pháp "tấn công mềm", tập trung làm chuyển biến về chính trị tư tưởng, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", kích động, chia rẽ, đòi phi chính trị hóa quân đội, hạ thấp, phủ nhận vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng; xóa bỏ mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Trên hướng Biển Đông, các hoạt động nhằm xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của nước ta cũng làm cho tình hình an ninh ngày càng phức tạp. Tất cả tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác, không ngừng chăm lo, củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 


Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Kiên định chủ nghĩa Mác-Lê nin

         Cho đến hôm nay, mặc dù chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ. Sự đổ vỡ khủng hoảng đó là đau đớn, đáng tiếc song không có nghĩa chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời, lạc hậu và không còn giá trị. Trái lại, đó là một “cuộc thử vàng” đối với các đảng cộng sản. Tất cả điều đó nói lên rằng, trong thời đại ngày nay, bất kể đảng cộng sản nào, nếu vi phạm thô bạo những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác- Lênin; không được nhân dân đồng tình ủng hộ, thì nhất định đảng ấy sẽ lâm vào khủng hoảng, sụp đổ, mất quyền lãnh đạo. Ngược lại, các đảng cộng sản kiên định chủ nghĩa Mác- Lê nin; kiên quyết, sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo trong đường lối đổi mới, cải cách; có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội hợp lòng dân…thì sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN sẽ thành công. Không thể xóa bỏ lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, con người, xã hội và nhân loại mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lê nin đã vạch ra. Những ai đó còn định kiến và mang quan điểm thù địch, xuyên tạc và phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lê nin đều là ảo tưởng, thiếu thực tế. Chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh, bác bỏ.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam; người thày của nền ngoại giao cách mạng; quan điểm và tư tưởng của Người mãi mãi là ngọn đèn pha soi rọi, dẫn đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016



Cảnh giác với giặc nội xâm
Hơn lúc nào hết, mỗi người phải ghi nhớ và thấm thía lời nhắc nhở của Bác, “phải nghiêm với mình và rộng lòng khoan thứ với người”, phải “cả quyết sửa lỗi lầm”, phải biết rằng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống giặc nội xâm ở ngay trong con người mình là cuộc chiến đấu suốt đời, sẽ có không ít sự đau đớn ở trong lòng, sẽ như tự phủ định chính mình, tự vượt lên những cái tầm thường, xấu xa, hư hỏng để tiến bộ nữa, tiến bộ mãi, cái tốt thì nảy nở, cái xấu, cái ác thì mất đi, mất dần rồi mất hẳn. Sâu xa ra, chính là biết từ bỏ tính tham, lòng tham, vụ lợi, vị kỷ, những sự đố kỵ, bon chen, hằn thù, những bất minh, bất chính chỉ vì lợi và danh, danh và lợi làm hư hỏng nhân cách con người trước những cám dỗ của tiền bạc, địa vị, danh vọng, quyền lực thời buổi kinh tế thị trường. Ở đời, nhân vô thập toàn, không ai là không có khuyết điểm khi còn sống và làm việc. Không ai tự nhiên mà thành tốt đẹp, thành người hoàn toàn như Bác nói. Tự phê bình và phê bình là sự hối thúc của lương tâm, phẩm giá, của lòng tự trọng danh dự và liêm sỉ.


Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016


HÃY HÀNH ĐỘNG VÌ HÒA BÌNH
Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có một nền hòa bình thực sự và bền vững, thì độc lập, chủ quyền của các quốc gia dù lớn hay nhỏ cần phải được tôn trọng; những khác biệt về lợi ích, văn hóa… cần được đối thoại cởi mở trên tinh thần xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Chúng ta không quên, nhưng cần khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Với truyền thống hòa hiếu, Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.
Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia. Việt Nam mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc một khi nguyên tắc độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi được cam kết và nghiêm túc thực hiện.
Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác. Những năm qua, việc duy trì tăng trưởng kinh tế khá cao đã tạo điều kiện cho Việt Nam tăng ngân sách quốc phòng ở mức hợp lý. Việc hiện đại hóa quân đội của Việt Nam chỉ nhằm tự vệ, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.
Đối với các nguy cơ và thách thức về an ninh khu vực đang hiện hữu như Biển Đông, Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Là quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Hòa bình, hợp tác và phát triển là lợi ích, là nguyện vọng tha thiết, là tương lai chung của các quốc gia, các dân tộc. Hãy bằng những hành động cụ thể hãy cùng chung tay xây dựng và củng cố hòa bình, hợp tác, thịnh vượng.


Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016


BIỂN, ĐẢO VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG - AN NINH
Nước ta có hơn 3000 km bờ biển tiếp liền với Biển Đông. Trong lịch sử cũng như hiện nay và tương lai, Biển Đông có một vị trí chiến lược quan trọng vào hàng bậc nhất trên thế giới, là trung tâm nối liền hàng loạt các vịnh, biển và đại dương khác. Biển Đông là một phần quan trọng của châu Á - Thái Bình Dương, là đầu mối giao thông hàng hải và hàng không huyết mạch giữa châu Âu, Trung Đông, châu Á và giữa các nước Đông Nam Á, châu Á với nhau... Xung quanh Biển Đông có chín quốc gia ven biển: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, lndonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Brunei và Trung Quốc. Diện tích Biển Đông khoảng 3.447.000km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Vịnh Bắc Bộ nằm về phía Tây Bắc Biển Đông được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam và bờ biển Trung Quốc, diện tích khoảng 123.700km2, dài khoảng 500 km, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km, nơi hẹp nhất khoảng 220 km, chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 694km. Vịnh Thái Lan nằm về phía Tây Nam Biển Đông được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia, diện tích khoảng 293.000km2, chiều rộng trung bình khoảng 385km, độ sâu sâu nhất khoảng 80m-85m.
Do tầm quan trọng của Biển Đông nên đất nước ta thường xuyên phải đối đầu với sự tranh chấp quyết liệt, với những hành động lấn chiếm, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cũng như những hành vi xâm phạm vùng biển trái phép, vi phạm chủ quyền và lợi ích của Việt Nam trong các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển Việt Nam. Cũng do bờ biển nước ta dài hàng ngàn ki-lô-mét, địa hình phức tạp, trên biển có nhiều quần đảo, đảo nên việc bảo vệ biển, đảo, đảm bảo an ninh cho nhân dân trên đảo và ngư dân đánh bắt hải sản trên biển gặp không ít khó khăn, phức tạp. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải hết sức quan tâm đến việc triển khai thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trên vùng biển, đảo để phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh từ xa đến gần, nhất là ở các khu vực trọng điểm như: vịnh Bắc Bộ, vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vùng biển Tây Nam…

Việc phát triển kinh tế biển gắn liền với việc đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển và ven biển là vấn đề có tính chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là vấn đề có tính sống còn đối với đất nước ta trên con đường hội nhập, phát triển, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./. 

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Nói mà không biết ngượng mồm!
Việc Chính phủ công bố nguyên nhân, thủ phạm gây ra thảm trạng cá chết tại biển miền Trung không chỉ khiến ngư dân miền Trung mà người dân trong cả nước đều hết sức phấn khởi. Gần 3 tháng qua, hiện tượng cá chết đã thu hút toàn bộ sự quan tâm của cả đất nước, chất chứa cả hoài nghi và đau đớn. Khiến toàn bộ hệ thống chính trị, nhân dân, truyền thông cả nước phải vào cuộc với thái độ tích cực, quyết liệt. Vì cá chết, biển bị bức tử, không chỉ là nguồn sống của ngư dân 04 tỉnh miền Trung, mà còn là sự hủy hoại kinh tế biển, kinh tế du lịch, môi trường sống lâu dài, ảnh hưởng sức khỏe, thể lực của cả một dân tộc, vào những năm tháng vận nước đang cực kỳ nhiều thách thức. Sự kiện cá chết miền Trung cũng là cơ hội để những kẻ xấu bụng, phản động tung thông tin thiếu thiện chí, phản khoa học dày đặc trên các trang mạng xã hội nhằm hạ thấp uy tín của Đảng, và Nhà nước ta, gây mất ổn định xã hội.
Nhưng, như người Việt Nam vẫn thường nói “cây ngay không sợ chết đứng”.  Cây “ngay” là bởi ngay khi xảy ra sự việc cá chết, người đứng đầu chính phủ đã nhanh chóng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật bất kỳ ai vi phạm các nguyên tắc bảo vệ môi trường. Ngành chức năng đã huy động hơn 100 nhà khoa học đầu ngành của 30 cơ quan trong và ngoài nước, vào cuộc, điều tra, phản biện độc lập để có được kết luận chính xác nhất. Đồng thời, chỉ đạo cho các địa phương của 4 tỉnh miền Trung nhanh chóng thống kê thiệt hại của người dân và tổ chức hỗ trợ khẩn cấp (bất kể nguyên nhân cá chết thuộc về ai)…
           Đến nay kết luận đã rõ ràng: Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 04 tỉnh miền Trung chết bất thường. Và Formosa đã chính thức: Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD;  Cam kết hoàn thiện công nghệ sản xuất để xử lý triệt để chất thải trước khi thải ra môi trường, không để tái diễn sự cố môi trường như vừa qua….

            Có thể nói kết luận về nguyên nhân cá chết tại các tỉnh miền Trung ngày 30 tháng 6 vừa qua như một cú đấm trời giáng vào mồm các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ “khẩu phật, tâm xà”. Đảng và Nhà nước ta đâu có “vô trách nhiệm, vô lương tâm” trong việc tìm nguyên nhân cá chết như lời chúng nói và việc hỗ trợ khẩn cấp cho người dân là trách nhiệm thực sự, là sự quan tâm, chia sẻ trước những mất mát, thiệt thòi của người dân chứ đâu phải là một chính sách “Mang tính xoa dịu” của Chính phủ! Thật là một bọn người vô liêm sỉ! Nói mà chẳng biết ngượng mồm!

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Vài suy nghĩ về biển, đảo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
 của cha ông ta
Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ luôn là ý thức thường trực của các thế hệ tiền nhân. Điều đặc biệt là dưới thời phong kiến, cha ông ta đã biết lợi dụng thuỷ triều vào công tác phòng thủ đất nước và đánh giặc ngoại xâm. Bốn trận thuỷ chiến oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc đều liên quan mật thiết đến con nước thuỷ triều. Đó là chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán vào năm 938 - trận đánh diễn ra trong một thời gian cực ngắn - giữa hai con nước thuỷ triều và tại một phạm vi rất hẹp ngay tại cửa sông ven biển, mà ý nghĩa thắng lợi thật to lớn, khiến cho quân giặc, phần bị giết, phần bị chết đuối, thiệt hại đến quá nửa, tên tướng giặc là Thái tử Lưu Hoằng Thao cũng bỏ mạng. Cũng với chiến thắng này đã kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài gần một nghìn năm, đưa nước ta vào thời kỳ trung hưng; chiến thắng Bạch Đằng của quân Đại Việt thời Trần vào năm 1288 đánh thắng quân Nguyên làm cho “giang sơn ngàn thuở vững âu vàng”. Trong Binh thư yếu lược, Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn có hẳn một chương Thuỷ chiến để khảo về nghệ thuật đánh giặc trên biển và nói về các loại thuyền chiến, lại có thêm thiên thuỷ chiến đưa ra kế “nhân chỗ hiểm mà đặt hiểm…, đóng cọc lòng sông, gài nỏ góc biển, lại vững chắc hơn, đặt thuỷ lôi đáy nước, đặt tên ngầm trong sông, lại càng hiểm lạ”(1). Về nghệ thuật cắm cọc gỗ nơi lòng sông, ông viết như sau: “Nên sai ba quân chuẩn bị cột gỗ độ 200 cái cũng được, đem đến cửa sông cắm xuống nước, xa gần so le, dài ngắn không đều, hình như răng chó cài nhau, để ngầm dưới mặt nước không cho lộ thấy. Thuyền giặc tiến đến thì tất bị cọc gỗ ngăn trở, dù thuyền nhẹ buồm gió tốt, ra sức mà chèo, cũng không đi được một bước”(2). Hai lần chiến thắng quân Xiêm tại Rạch gầm - Xoài Mút, lần thứ nhất vào năm 1875 của quân Tây Sơn và lần thứ hai vào năm 1833 dưới triều Nguyễn cũng đầy hiển hách. Thời Lê Thánh Tông, nhà vua định ra quân lệnh về việc thuỷ chiến cả thảy 31 điều để rèn tập binh lính và đốc thúc họ phải thao diễn thuỷ binh thường xuyên. Từ thế kỷ XV trở đi, các triều đại phong kiến Việt Nam đầu tư xây dựng được lực lượng thuỷ binh và những chiến thuyền lớn phòng ngừa mặt bể và chống lại các hành động cướp biển, gây hấn vi phạm chủ quyền lãnh thổ của các nước. Đặc biệt, khi thuyền Hà Lan đến buôn bán ỷ có tàu to súng lớn, quân đội thiện chiến, nổi tiếng là “chúa trùm mặt bể” đến bờ biển nước ta gây sự bắt người đem đi, liền bị thế tử Dũng Lễ Hầu Nguyễn Phúc Nguyên cho thuyền chiến đánh tan tại cửa Eo (Thuận An - Huế) vào năm 1644, nhằm cảnh cáo hành động vi phạm chủ quyền của chúng. Dưới thời Trịnh - Nguyễn, vấn đề chủ quyền biển, đảo rất được quan tâm. Chúa Trịnh đã cho người vẽ thuỷ trình và mô tả tất cả các hòn đảo trên biển Đông. Chúa Nguyễn cho thành lập hai đội Hoàng Sa để hằng năm ra đảo lấy hoá vật và khẳng định chủ quyền. Dưới thời các vua triều Nguyễn, công việc bảo vệ chủ quyền biển đảo càng được quan tâm và công việc cứu nạn các thuyền buôn nước ngoài trên vùng biển nước ta như với thuyền buôn nhà Thanh và tàu thuyền của Pháp, Anh cũng được chú ý nhiều hơn. Ngay từ năm Gia Long thứ hai , nhà vua đã có chỉ truyền cho các đội thuyền, nếu thấy có thuyền giặc lai vãng bên ngoài phải kịp chạy tin hoả tốc báo cho các đồn ven biển biết để kịp thời ứng phó. Hằng năm bắt đầu từ tháng 3 cho đến tháng 7 phái các thuyền đi kiểm soát các đảo, không để cho thuyền giặc ngầm đậu, “Nếu bắt được bọn giặc để kết án, thì ắt có thưởng hậu. Nếu tuần bắt bất lực thì ắt trị tội nặng không tha”(3). Các thuyền vận tải lớn đều có thuyền binh đi theo do thám và hộ tống, lại vũ trang khí giới cho ngư dân vừa đi đánh cá vừa do thám tình hình biển, đảo. Triều đình cho lập các đồn ải, tấn sở ở những nơi hiểm yếu để phòng bị và giao trách nhiệm cụ thể cho các quan tấn thủ, tổng đốc, tuần phủ, bố chanh, án sát, lãnh binh phải chịu trách nhiệm an ninh biển, đảo thuộc địa hạt mình cai quản. Thời các chúa Nguyễn, lường trước những bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên những người trong đội Hoàng Sa tự lo trước hậu sự cho mình bằng cách mỗi người chuẩn bị sẵn một đôi chiếu, 7 dây mây và 7 cái đòn tre để nếu gặp chuyện chẳng lành trên biển thì đồng đội lấy chiếu quấn xác, dùng đòn tre nẹp thi thể, lấy dây mây buộc lại và kẹp theo một tấm thẻ tre ghi tên tuổi, quê quán và phiên hiệu của người xấu số rồi bỏ xuống biển với một niềm hy vọng mong manh là nếu xác trôi vào bờ sẽ có người vớt lên chôn cất. Với những người thân ở quê nhà khi nghe tin dữ sẽ nắn đất sét thành hình nhân bỏ vào quan tài làm lễ truy điệu, sau đó mai táng đúng như thủ tục đối với người chết để linh hồn người tử nạn quay về còn có nơi yên nghĩ. Mặc dù đầy hiểm nguy như vậy nhưng những người ra đi luôn thường trực ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Khi trong nước xảy ra nội chiến giữa các thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn và nhà Tây Sơn, đầu năm 1775 quân chúa Nguyễn bị quân Trịnh và quân Tây Sơn đánh bại, phải vượt đường biển chạy vào Nam, việc quản lý Hoàng sa bị bỏ dở thì trong trường hợp đó, lo sợ ngoại bang thừa cơ xâm phạm hải đảo nên những người dân ở Cù Lao Ré (nay là huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi) tự đứng ra lập lại hai đội Hoàng Sa và Quế Hương. Trong lá đơn viết vào năm 1776 gửi lên chính quyền Tây Sơn, Cai hợp của phường nói rõ mục đích lập đội thuyền là, nếu xảy ra chinh chiến sẽ “vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm”, còn lúc bình sẽ “tìm báu vật cùng thuế quan đem phụng nạp”.
Các nguồn tài liệu của triều Nguyễn như Châu bản, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí đều cho thấy, nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời các vua triều Nguyễn luôn khẳng định chủ quyền quốc gia đối với các biển, đảo của mình, đặc biệt với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ khẳng định trong các bộ sử lớn mà còn có sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên, kỹ lưỡng đối với mọi kế hoạch hoạt động, như việc chỉ dụ về tuần phòng biển đảo hằng năm, có lệ thưởng phạt đối với những người đi làm nhiệm vụ, việc đo đạc cắm lại mốc giới một cách khoa học hơn; lại còn lập miếu, dựng bia, trồng cây để đảm bảo cho việc lưu trú và nhu cầu tín ngưỡng của những người thực thi nhiệm vụ. Những người đi làm nhiệm vụ này được Triều đình vinh danh là “Hùng binh Trường Sa, Hoàng Sa”. Với đồng bào của mình, họ được xem là những nghĩa sĩ, khi hy sinh nơi hải đảo sẽ được suy tôn “Âm linh chiến sĩ tôn thần”, và có những hình thức tưởng niệm trọng thể.
Như thế, về mặt khai thác tiềm năng biển, dưới thời phong kiến do chính sách chung của các triều đại vẫn là “trọng nông ức thương”, nếu có mở cảng chiêu thương cũng chỉ ở một hai nơi, lại bị động một chiều ngồi chờ thuyền buôn các nước đến, không có được những đội tàu lớn vươn ra ngoài đại dương đánh bắt thuỷ sản và đi buôn bán xa nên nhìn chung vẫn chưa thật sự khai thác biển như là một lợi thế để làm giàu cho đất nước. Nhưng về mặt phòng ngừa, xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo, triều đình cũng như trong nhân dân đều luôn thường trực ý thức trách nhiệm về vấn đề này, đều xác định biển, đảo là nơi “tối thị hiểm yếu” của quốc gia. Đấy là những cứ liệu lịch sử quý báu để chúng ta có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về chiến lược biển, đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh, giàu lên từ biển, đấu tranh bảo vệ và đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia về biển, đảo.
Tài liệu tham khảo
(1) Trần Hưng Đạo: Binh thư yếu lược. Nxb Công an nhân dân. H, 2002, tr 464.
(2) Sđ d, tr 467.
(3) Nội các triều Nguyễn: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ.  T9. Nxb Thuận Hoá. Huế, 1993,
 tr 682.



Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016


                                             Cần phải tư duy cho đúng!
Việt Nam đang phải đối diện với những thế lực thù địch và những người mang quan điểm cực đoan, cường quyền, mưu toan lợi dụng vấn đề dân chủ và nhân quyền nhằm lật đổ chế độ xã hội và Nhà nước hiện hữu, chuyển sang mô hình dân chủ, nhân quyền “ngoại nhập”. Chẳng hạn như người ta xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận báo chí, bắt bớ bỏ tù những người được gọi là “bất đồng chính kiến” trong đó có các blogger; hoặc họ cho rằng Việt Nam đối xử tàn bạo với các tôn giáo với bằng chứng là những vụ xét xử 14 người có đạo ở Nghệ An, 20 người ở Phú Yên hoặc đạo “Hà Mòn" ở Tây Nguyên. Những người có nhận thức công bằng, khách quan thì không khó để bác bỏ những lập luận và chứng cớ nói trên. Pháp luật của bất cứ quốc gia nào cũng phải đồng thời bảo vệ nhân quyền và chế độ xã hội. Trong điều kiện hiện nay, một số quốc gia luôn phải đối diện với các lực  lượng chính trị đối lập với sự trợ giúp của các lực lượng chính trị cường quyền ở nước ngoài nhằm thay đổi chính phủ hiện hữu. Cái gọi là hoạt động “ôn hòa”, “bất bạo động” không nói lên bản chất chính trị, bất hợp pháp của những kẻ mưu toan lật đổ chế độ xã hội. Bởi vậy, Luật Hình sự Việt Nam có một số điều, như Điều 88, "Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”; Điều 258, “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước…”; Điều 79, “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”…  nhằm ngăn cấm những hoạt động làm tổn hại đến chế độ xã hội là điều đương nhiên. Thử hỏi ngay luật pháp của những nước đang bao che, nuôi dưỡng, dung túng cho những hành vi chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam xem có những điều khoản nhằm ngăn cấm những hoạt động làm tổn hại đến chế độ xã hội của họ hay không?


Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Chi tiết nhỏ, ý nghĩa lớn
          Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng  thống Mỹ tháng 5 năm 2016 vừa qua, phía Mỹ đặt ra yêu cầu thời điểm Tổng thống đến, tất cả các căn hộ có cửa sổ của tòa nhà hướng về Trung tâm hội nghị quốc gia đều phải đóng cửa. Phía Việt Nam đã trả lời thẳng thắn: “… đây là nhà của nhân dân nên người dân có quyền mở hay đóng cửa, Việt Nam không ép buộc người dân phải đóng cửa”. Chi tiết tuy nhỏ nhưng lại gợi lên nhiều điều phải suy nghĩ về vấn đề nhân quyền!
          Thứ nhất, nước Mỹ vốn luôn tự cho mình là quốc gia có nền dân chủ, nhân quyền hơn các nước khác! Thế mà lại đặt ra yêu cầu chẳng có chút nào gọi là nhân quyền cả. Phải chăng người dân có quyền đóng cửa hay mở cửa ngôi nhà của mình lại không thuộc phạm trù nhân quyền?
           Thứ hai, nếu ở nước Mỹ, việc chính quyền yêu cầu bắt buộc người dân đóng, mở cửa (vì mục đích của chính quyền) là chuyện bình thường thì thử hỏi nước Mỹ có nhân quyền không?
           Thứ ba, việc yêu cầu bắt buộc người dân đóng cửa vì mục đích an ninh nào đó, chỉ được chính quyền Mỹ yêu cầu thực hiện ở các nước khác mà không thực hiện ở Mỹ. Đó có phải là sự vi phạm nhân quyền hay không?
          Câu trả lời nêu trên của các nhà chức trách Việt Nam đối với yêu cầu từ phía Mỹ trong công tác an ninh cho chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam tháng 5 vừa qua rất thẳng thắn, rất thật, chân thành nhưng rất kiên quyết đúng như những gì vẫn diễn ra ở Việt Nam. Nhân quyền- quyền của con người ở Việt Nam được quan tâm, được tôn trọng từ những việc nhỏ như vậy đó.

          Vậy mà! năm nào Mỹ cũng tự cho mình quyền đi phán xét, đánh giá nhân quyền của các nước khác trong đó có Việt Nam. Thật nực cười và trớ trêu thay!

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

       Những kẻ vô liêm sỉ!
       Này các người trong nhóm Việt Tân! nếu thực sự vì dân, vì nước, vì giống nòi yêu quý của mình thì hãy tìm cách hiến kế để xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh. Thật vô liêm sỉ khi quanh năm ngày tháng chỉ đi rình mò cơ hội để tạo nguyên cớ nói xấu chính quyền, kích động nhân dân chống đối gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nên nhớ rằng người Việt Nam chân chính vốn rất thông minh, tỉnh táo biết phân biệt rõ chính, tà. Dạng như các người có lên nắm quyền cũng chỉ làm khổ dân mà thôi. Bởi lẽ, ngay chính những việc các ngươi đã và đang làm với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã tự nói lên bản chất của các người: đó là những kẻ cơ hội, thực dụng, bán nước, cầu vinh, ăn theo, nói leo may ra được hưởng lợi!

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Hãy cảnh giác với luận điệu của các thế lực thù địch!

         Càng gần đến ngày bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, các thế lực thù địch trong và ngoài nước lại càng điên cuồng chống phá cách mạng nước ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt nhưng thực ra chẳng lạ lẫm gì đối với những người có nhận thức, có tâm, có lòng dạ trong sáng, có tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc và lòng tự trọng. Hãy quan sát, theo dõi cách tìm và tạo nguyên cớ để hiện thực hóa mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch những ngày vừa qua, chúng ta lại càng thấy rõ hơn bộ mặt thật của những kẻ luôn tự rêu rao, tự nhận mình là những người đại diện “đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền”; “Tuyên ngôn tự do dân chủ cho Việt Nam”; “Hội anh em dân chủ”…
           Đó là, trong khi nhân dân các tỉnh miền Trung đang gặp rủi ro bởi cá chết hàng loạt, người dân nuôi cá thiệt hại lớn, ngư dân không thể ra khơi kiếm sống…; trong khi các cấp chính quyền, cơ quan chức năng từ chính phủ tới các địa phương đang khẩn trương, nỗ lực bằng mọi cách nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục thì những kẻ xấu bụng, hắc lòng lại lợi dụng sự kiện này để gây rối, chống phá chính quyền, chia rẽ mối quan hệ vốn luôn gắn bó giữa chính quyền và nhân dân. Một trong những nguyên cớ chúng đưa ra là: Đảng, chính quyền các cấp thờ ơ với sự mất mát, thiệt thòi của người dân… trong khi đó thực tế đâu có vậy! Ngay sau khi xảy ra hiện thượng cá chết hàng loạt tại một số tỉnh miền Trung, chính phủ ngay lập tức đã vào cuộc và có chỉ đạo rất khẩn trương, quyết liệt. Báo chí, phát thanh, truyền hình từ trung ương đến địa phương đều đồng loạt đưa tin các phiên họp của chính quyền các cấp bàn và triển khai các giải pháp khắc phục; rất nhiều đoàn của các cơ quan chức năng đã trực tiếp xuống tận hiện trường để khảo sát, thậm chí còn mời cả các chuyên gia đầu ngành về xử lý thảm họa môi trường trên thế giới để phối hợp tìm kiếm xác định nguyên nhân. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng ngay lập tức chỉ đạo các địa phương hỗ trợ thiệt hại cho bà con ngư dân (kể cả bà con nuôi cá cũng như các ngư dân). Vậy tại sao ai cũng hiểu, cũng biết mà chỉ một số người không biết? Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, câu trả lời có lẽ chỉ có 3 phương án:
        - Số người này không biết chữ.
        - Số người này vừa bị khiếm thính vừa bị khiếm thị.
        - Số người này là những kẻ cơ hội, thực dụng, a dua để hưởng lợi; ăn theo, nói leo để kiếm tiền; bị kẻ khác điều khiển, giật dây và trả công.
        - Số người này có “tâm chẳng sáng, dạ chẳng trong”; “tâm xà, khẩu phật” cố tình không hiểu, không biết để thực hiện mưu đồ chính trị đen tối.

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

          Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 lần này, đặt lên hàng đầu vấn đề quyền lực và quyền lợi của nhân dân. Điều đó phải được thể hiện trong từng khâu, từng bước của quy trình bầu cử, vì thế càng đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, đúng pháp luật. Với trách nhiệm là người lãnh đạo Nhà nước và xã hội, cũng như từ bản chất, truyền thống của mình, Đảng ta ý thức rất rõ điều đó nên đã sớm ban hành Chỉ thị 51-CT/TW về lãnh đạo bầu cử ĐBQH khóa XIV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
        Trong đó, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cuộc bầu cử theo tinh thần dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân. Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và việc tự ứng cử ĐBQH, ĐB HĐND các cấp phải bảo đảm theo đúng quy trình, quy định của pháp luật và Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Những người đó phải đủ tiêu chuẩn, thực sự tiêu biểu, có quan điểm lập trường chính trị vững vàng; không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, có tư tưởng cục bộ, bảo thủ.
       Đồng thời, chú ý đến cơ cấu hợp lý về số đại biểu là người đang công tác ở cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, giảm hợp lý số đại biểu công tác tại cơ quan hành chính, tăng số lượng đại biểu chuyên trách, bảo đảm tỷ lệ người ứng cử là nữ, người dân tộc thiểu số, người ngoài Đảng theo đúng quy định của Luật Bầu cử; có tỷ lệ hợp lý đại biểu các tôn giáo, đại biểu tái cử, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sỹ, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân, các hiệp hội, nghiệp đoàn trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Lãnh đạo tốt việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử ĐBQH, ĐB HĐND các cấp; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác bầu cử; tạo điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật.
          Đảng, nhà nước và nhân dân ta chuẩn bị bầu cử với tinh thần như vậy. Song các thế lực thù địch vẫn cố tình xuyên tạc, phủ nhận hòng chống phá cách mạng nước ta. Hãy cảnh giác với mọi âm mưu, thủ đoạn của chúng. Những người Việt Nam chân chính, yêu nước không bao giờ bị mắc mưu.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Cảnh giác với luận điệu của bọn cơ hội, thực dụng chính trị, ăn theo nói leo nói bừa để “may ra” được hưởng lợi
         Hiện nay, các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị đang tìm mọi cách chống phá cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 ở Việt. Một trong những luận điệu của chúng là: “Ở Việt Nam làm gì có dân chủ trong bầu cử, ứng cử - đó là cơ chế  “Đảng cử - dân bầu”,  là “dân chủ trình diễn”…; phải sửa đổi hệ thống bầu cử, tạo điều kiện cho tất cả mọi người được ứng cử tự do… còn nếu với cách tổ chức bầu cử và cơ chế bầu cử theo quy định này thì đối với nhiều đại biểu có thể tự mình công bố mình trúng cử và có đủ tư cách đại biểu mà không cần phải tổ chức bầu cử tốn tiền thuế của dân…”.
Đây là một kiểu lập luận quy chụp, cố tình bóp méo sự thật về lịch sử và tiến trình bầu cử ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bầu cử là việc công dân của một quốc gia lựa chọn những người đại diện để trao quyền cho họ thay mặt mình quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Mỗi quốc gia có cách tổ chức và quy định bầu cử khác nhau, không thể lấy mô hình của nước này áp đặt lên nước khác được bởi vì hệ thống chính trị nói chung, hệ thống bầu cử nói riêng trên thế giới hiện rất đa dạng, cho nên tùy thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử, văn hóa, kinh tế của quốc gia - dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại như
thế nào.
          Ở Việt Nam, Hiến pháp và Luật Bầu cử Việt Nam quy định: cử tri bầu đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Những quy định của pháp luật bầu cử ở Việt Nam thể hiện một cách nhất quán nhận thức về các nguyên tắc bầu cử để đảm bảo ý chí của nhân dân, phù hợp với xu hướng tiến bộ xã hội. Tuyên ngôn nhân quyền mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1948 đã nêu rõ: “Ý chí của nhân dân phải là cơ sở của quyền lực Nhà nước. Ý chí này thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương”. 
        Vấn đề họ đưa ra cho rằng ở Việt Nam “Đảng cử, dân bầu”,  bầu cử ở Việt Nam chỉ là “dân chủ hình thức, dân chủ trình diễn”, “hầu hết đại biểu dân cử đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thì sao là có dân chủ được?”. Đây là một kiểu lập luận mù quáng. Xin hỏi các nhà “dân chủ Việt” trên thế giới này có quốc gia nào không có vận động bầu cử của các đảng phái chính trị, không có “đảng cử, dân bầu”, không có “trình diễn dân chủ”?. Cố tình hiểu sai hoặc lờ tịt vấn đề chính và có những hành động nhắm mắt nói liều, la lối, kêu gọi Việt Nam nhất thiết phải thay đổi mô hình dân chủ theo phương Tây. Quả thật đây là một cách lập luận điển hình cho tư duy dân chủ, nhân quyền nhập ngoại; lập luận của bọn ăn theo, nói leo, cơ hội, thực dụng. Hãy ngậm miệng lại đi!! Chúng mày  không thể đánh lừa được nhân dân Việt Nam với chiêu bài dân chủ, nhân quyền hòng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

           

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

         Hãy suy nghĩ trước khi nói!

         Mọi quốc gia trên thế giới luôn có những vấn đề nhân quyền phải giải quyết. Đây là điều ai cũng biết và không phủ nhận. Việc đánh giá tình hình nhân quyền ở một quốc gia phải căn cứ vào cơ sở chính trị, pháp lý và thực tế bảo đảm quyền con người ở nước đó. Ở Việt Nam hiện nay tuy vẫn còn tình trạng phân hóa giàu nghèo, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tham ô của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhưng đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam qua lăng kính kỳ thị đối với chế độ chính trị, căn cứ vào những hiện tượng cá biệt, không thấy rõ bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội, quyền và lợi ích chung của đất nước, nhân dân, thì đó là sự ngộ nhận về khoa học, sai lầm về chính trị và trơ trẽn, méo mó về nhân cách. Hãy suy nghĩ trước khi nói, đừng tự biến mình thành kẻ đầu sai, nói càn, vì đồng tiền mà bị sai khiến, mê muội!