ĐẢNG VIÊN VỪA LÀ “NGƯỜI LÃNH ĐẠO”,
VỪA LÀ “NGƯỜI ĐẦY TỚ” CỦA NHÂN DÂN
Trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng ta nói chung và trong công cuộc đổi mới đất nước nói
riêng, đội ngũ cán bộ, Đảng viên có vai trò cực kỳ quan trọng, là người trực tiếp
đưa đường lối, chủ trương của Đảng thấm sâu vào quần chúng nhân dân, đồng thời
là người tổ chức thực hiện, nhằm hiện thực hoá đường lối chủ trương đó. Để làm
tròn được sứ mệnh thiêng liêng và hết sức nặng nề ấy, một trong những yêu cầu hết
sức quan trọng và có tính nguyên tắc đối với mỗi cán bộ, Đảng viên là phải giải
quyết tốt mối quan hệ song trùng: mỗi cán bộ, Đảng viên phải vừa là “người lãnh
đạo”, vừa là “người đầy tớ” thật trung thành của nhân dân.
Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng,
toàn dân, trước hết Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Đảng: “…Phải giữ gìn Đảng ta thật
trong sạch. Phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ của nhân dân”[1]. Rõ ràng, vừa là “người
lãnh đạo", vừa là “người đầy tớ” là hai mặt không thể tách rời trong mỗi
con người đảng viên, cán bộ của Đảng. Điều đó có nghĩa là đối với quần chúng,
trước hết phải là người lãnh đạo. Muốn làm tròn vai trò lãnh đạo đòi hỏi mỗi Đảng
viên, cán bộ, phải thực sự có năng lực, phải đi trước quần chúng trong nhận thức
các quy luật khách quan, phải có khả năng trong tổ chức, chỉ đạo các hoạt động
thực tiễn. Phải dám ra quyết định và chịu trách nhiệm, Muốn vậy phải ra sức học
tập, trau rồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Thường xuyên nghiên cứu, quán
triệt, nắm vững mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Đồng
thời, phải nói đi đôi với làm, cả nói và làm phải đúng đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phải có sáng tạo. Đường lối của Đảng
chỉ có ý nghĩa khi đường lối ấy thấm sâu vào quần chúng nhân dân, biến sức mạnh
tinh thần thành sức mạnh vật chất để cải tạo xã hội.
Là người lãnh đạo, hơn ai hết cán bộ, Đảng viên phải
là người thực sự gương mẫu,gương mẫu từ lời nói đến hành động, gương mẫu ngay cả
trong gia đình và xã hội, ở mọi lúc, mọi nơi. Tính tiên phong,gương mẫu của người
cán bộ, Đảng viên không phải là chung chung, trìu tượng mà nó luôn gắn liền với
hiện thực cuộc sống đang từng ngày, từng giờ diễn ra một cách sôi động. Gương mẫu
là luôn đi trước quần chúng trong thực hiện đường lối của Đảng, biết vận động,
tập hợp quần chúng cùng thực hiện. Có lối sống trong sạch, giản dị, thói quen ứng
sử có văn hoá. Thưc tế hiện nay, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên ở các cấp của Đảng tha hoá về đạo
đức lối sống, tham nhũng,
suy thoái về tư tưởng chính trị. Một loạt những vụ việc vi phạm của cán bộ, Đảng
viên và chính quyền mà báo chí đã nêu lên trong thời gian vừa qua đã gây nên sự
nhức nhối và bức xúc trong nhân dân. Chính tình trạng này đã và đang cản trở
không nhỏ đến việc thưc hiện đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân
dân. Không có tính tiền phong, gương mẫu, Cán bộ đảng viên không thể làm tròn
vai trò lãnh đạo. Dân ta vẫn nói: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, sự
nêu gương của họ sẽ thuyết phục, quy tụ, tổ chức được mọi người xung quanh thực
hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
nói: một tấm gương sống có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn. Nghị quyết Trung
ương 5 khóa IX cũng đã xác định: “nêu cao vai trò gương mẫu của Cán bộ, Đảng
viên là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng”.
Là người đầy tớ trung thành của nhân
dân, Đảng không có quyền lợi gì của riêng mình, ngoài quyền lợi của giai cấp, của
dân tộc. Vì vậy Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa
Đảng với dân. Để xứng đáng là người đầy tớ của nhân dân, đòi hỏi mỗi cán bộ, Đảng
viên phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phải luôn đặt lợi ích của nhân
dân, của tập thể, của giai cấp, lên trên lợi ích cá nhân. Đồng thời phải lấy
dân làm gốc.
Muốn làm đầy tớ tốt của dân, điều cốt
yếu, quan trọng là phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân. Mọi chủ trương, chính
sách của Đảng phải xuất pháp từ hiện thực khách quan, phải phù hợp với tâm tư,
nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, nhân dân còn là người cung cấp những thông tin quan trọng để đảng
biết rõ hơn phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, Đảng viên. Không chỉ biết
lắng nghe ý kiến của nhân dân, cán bộ, Đảng viên còn phải một lòng một dạ phục
vụ nhân dân, lo với nỗi lo của dân, cùng đồng cam, cộng khổ với nhân dân, luôn
trăn trở nghĩ suy tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn, mang lại lợi ích cho nhân dân.
Không thể là người “đầy tớ” của nhân dân theo kiểu: “Dân chạy ăn từng bữa, cán
bộ Xã đi du lịch”.
Cán bộ, Đảng viên của Đảng phải vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Hai mặt lãnh đạo
và đầy tớ không tách rời nhau, không hề đối lập mà hòa quyện đan xen vào nhau,
lãnh đạo có nghĩa là làm đầy tớ, làm đầy tớ tốt tức là thực hiện có hiệu quả một
trong những tiêu chí quan trọng của người cán bộ cách mạng. Mọi biểu hiện của
việc tách rời hai mặt nói trên đều dẫn tới làm suy yếu Đảng, làm mất niềm tin của
quần chúng nhân dân đối với Đảng.
Để giải quyết hài hòa mối quan hệ này,
cần thực hiện tốt một số việc sau đây:
Các tổ chức cần quy rõ trách nhiệm cá nhân, lấy
tự phê bình và phê bình làm vũ khí sắc bén trong sinh hoạt tư tưởng của từng tổ
chức. Phải có cơ chế để quần chúng giám sát, kiểm tra thường xuyên công việc của
Cán bộ, Đảng viên một cách thiết thực, không hình thức, đồng thời phải có các
điều luật bảo vệ quần chúng, khi họ phát hiện tố cáo các việc làm sai trái của
Cán bộ. Người Cán bộ Đảng viên phải chân thành lắng nghe ý kiến của cấp dưới và
công dân, tránh thành kiến.
Cán bộ Đảng viên phải thực sự gương mẫu
từ trong Đảng tới quần chúng và từ trên xuống dưới, nói phải đi đôi với làm. Khắc
phục hiện tượng xử lý sai phạm không rõ ràng, bao che, không công minh, xử lý nội
bộ để hợp thức hóa sai lầm, khuyết điểm.
Cán bộ, Đảng viên phải thường xuyên tích cực học
tập, nang cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, để ngang tầm với nhiệm vụ
lãnh đạo. Các tổ chức cần kiểm tra định kỳ hàng năm trình độ của đội ngũ cán bộ,
theo chức trách được phân công, làm cơ sở để đánh giá và phân loại cán bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét