Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Tuần qua, theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13, mình cảm thấy không có ấn tượng. Cứ như thế này có lẽ cử tri cả nước sẽ không còn háo hức, trông đợi, dõi theo mỗi khi các kỳ họp Quốc hội diễn ra. Mình cho rằng sở dĩ như vậy là vì: câu hỏi đặt ra chưa ngắn, gọn, rõ trọng tâm định hỏi, còn nặng về dẫn dắt, diễn giải, vòng vo (đến nỗi Chủ tọa phiên họp (Chủ tịch Quốc hội) phải nổi cáu đề nghị hỏi ngắn để tôn trọng Quốc hội). Thế mới thấy kỹ năng chất vấn quan trọng thế nào đối với mỗi đại biểu quốc hội. Trong khi đó, người trả lời cũng không bám sát trọng tâm của người hỏi. Văn phong chưa mạch lạc, còn lủng củng, chưa thật sự mang tầm khái quát. Đặc biệt, có xu hướng né tránh hoặc không trực tiếp làm rõ những vấn đề có tính "nhạy cảm" mà người hỏi đặt ra. Thiết nghĩ, là Đại biểu Quốc hội- người đại diện cho cử tri cả nước phải là người hội tụ được nhiều kỹ năng, trong đó kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng trả lời là những kỹ năng hết sức quan trọng. Cử tri chỉ thực sự có cảm giác tin tưởng, yên tâm khi người đại diện của họ biết cách đặt ra những câu hỏi sắc xảo, đúng bản chất của vấn đề mà họ đang quan tâm, đang bức xúc và nóng lòng muốn gửi tới quốc hội. Đồng thời, cử tri cũng thực sự tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ với những đại biểu Quốc hội giữ các trọng trách trong bộ máy Nhà nước (các Bộ trưởng, Trưởng ngành) khi họ nhận được những câu trả lời thẳng thắn. mạch lạc, tường minh, đầy trách nhiệm, cầu thị và tính mang tầm khái quát đối với những vấn đề mà những người đại diện của họ đã đặt ra. Nói một cách dân dã, đại  biểu Quốc hội phải là những người "nói được , làm được".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét