Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

THƯỜNG XUYÊN TỰ ĐỔI MỚI, TỰ CHỈNH ĐỐN - QUY LUẬT
 TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG TA

Đổi mới là từ bỏ những gì là lệch lạc, lỗi thời hay sai trái để đi đến những cái mới, đúng đắn hơn, tiến bộ hơn. Chỉnh đốn Đảng là sắp xếp lại những cái vốn có trước đây và đến nay vẫn đúng nhưng đã bị làm sai lệch để mọi công việc đi vào nền nếp, luôn phát huy tốt tác dụng. Đổi mới, chỉnh đốn không phải để Đảng xa rời bản chất khoa học và cách mạng mà là giữ vững và tăng cường bản chất ấy; khẳng định rõ hơn mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; làm cho Đảng ta mãi mãi là một Đảng cách mạng chân chính, luôn xứng đáng với sự tin yêu, kính trọng, sự tôn vinh của nhân dân. Trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào, Đảng cũng đều quan tâm đến vấn đề xây dựng, chỉnh đốn, tự đổi mới, làm cho Đảng luôn ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Đảng phải nâng tầm cao trí tuệ, bản lĩnh, kiên định về lập trường, tư tưởng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên. Hiện nay, Đảng ta tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng là sự phù hợp với quy luật tồn tại và phát triển của Đảng trong tình hình mới. Mọi luận xuyên tạc, mọi hành động lợi dụng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng để phủ nhận vai trò của Đảng, chống phá sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta là hoàn toàn sai trái.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Thực hiện chỉ dẫn của Người, trong những năm qua, Đảng luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng, chỉnh đốn, tự đổi mới, làm cho Đảng luôn ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, thật sự là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đồng thời, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Đảng phải thay đổi tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay. Đây là bước chuyển mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, dù đó là bước chuyển vô cùng khó khăn, phức tạp, nhất là đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tính tất yếu khách quan của thực tiễn công cuộc đổi  mới  đất  nước quy định sự cần thiết Đảng phải vươn lên ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền. Đó là việc nâng tầm cao trí tuệ, bản lĩnh, sự kiên định vững vàng về lập trường, tư tưởng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên. Thực tế chỉ ra rằng, tầm của Đảng nói chung, của mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng thể hiện rõ ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao, ở giá trị vật chất, tinh thần đem lại cho tập thể, cộng đồng và nhân dân. Sự tiến bộ, trưởng thành của mỗi tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên là sự đóng góp thiết thực, hiệu quả nhất đối với việc nâng tầm cao uy trí, vị thế của một Đảng Cộng sản cầm quyền.
Trước đây, trong lãnh đạo nhân dân ta tiến hành kháng chiến, cứu nước, tầm của Đảng ta thể hiện rất rõ trong lãnh đạo nhân dân ta kiên quyết đấu tranh, giành thắng lợi, đem lại hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Ngày nay, yêu cầu nhiệm vụ mới đòi hỏi tầm của Đảng Cộng sản cầm quyền phải được nâng lên với trình độ mới cao hơn, trên cơ sở bổ sung, cập nhật thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng, bao hàm cả khoa học quản lý, khoa học tổ chức, khoa học lãnh đạo và khoa học, nghệ thuật quân sự...
Hiện nay, việc nâng tầm của Đảng cần tiếp tục kiên trì quan điểm đổi mới; trong đó, đổi mới tư duy vẫn là vấn đề trước tiên, mang ý nghĩa quyết định, chi phối việc đổi mới ở các lĩnh vực khác. Đảng cần tiếp tục đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; trọng tâm là đổi mới tư duy về lĩnh vực kinh tế. Đây là cơ sở nền tảng quy định sự tồn tại, phát triển của chế độ xã hội ta và nó đang là vấn đề thời sự nóng bỏng nhất, có ý nghĩa quyết định đưa nước ta thoát ra khỏi “cái bẫy”thu nhập trung bình, giữ vững sự ổn định tình hình đất nước, đồng thời là cơ sở để tìm ra mô hình cũng như con đường để đưa nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay. Điều quan trọng là phải đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ, nội dung khoa học cho đổi mới tư duy, đúc kết, khái quát lý luận từ thực tiễn hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới vừa qua do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Cùng với đổi mới tư duy, cần tiếp tục đổi mới về tổ chức để bộ máy của Đảng từ Trung ương đến cơ sở vận hành thông thoáng, tốt hơn, tránh được sự chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, tinh giảm được biên chế, nâng cao được hiệu lực, hiệu quả công tác. Thực hiện được điều đó thì công tác tổ chức của Đảng mới thích ứng, phù hợp với vai trò của một đảng cầm quyền trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn lúcnào hết, Đảng đang cần có một đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất và năng lực, có tư duy đổi mới, có trình độ, khả năng thực hiện đổi mới, có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng; không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Điều này chỉ có thể đạt được khi Đảng kiên quyết chống mọi biểu hiện lệch lạc như: “bệnh” quan liêu, tham nhũng, lãng phí; mất dân chủ, thành kiến, bè phái, cục bộ địa phương... Mỗi cán bộ, đảng viên cần coi đây là trách nhiệm của mình trước vận mệnh của Đảng, trước nhân dân, cần nghiêm túc tự đổi mới, điều chỉnh nhận thức và hành động sao cho phù hợp hơn với yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng trong điều kiện mới. Nếu đổi mới là từ bỏ những gì là lệch lạc, lỗi thời hay sai trái để đi đến những cái mới, đúng đắn hơn, tiến bộ hơn, thì chỉnh đốn Đảng là sắp xếp lại những cái vốn có trước kia đến nay vẫn đúng nhưng đã bị làm sai lệch để mọi công việc đi vào nền nếp, luôn phát huy tốt tác dụng. Từng tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức làm tốt điều ấy.
Hiện nay, việc nâng tầm của Đảng cần tiếp tục kiên trì quan điểm đổi mới; trong đó, đổi mới tư duy vẫn là vấn đề trước tiên, mang ý nghĩa quyết định. Đảng cần tiếp tục đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; trọng tâm là đổi mới tư duy kinh tế. Đây là vấn đề thời sự nóng bỏng nhất, có ý nghĩa quyết định đưa nước ta thoát ra khỏi “cái bẫy” thu nhập trung bình, giữ vững sự ổn định đất nước, đồng thời là cơ sở để tìm con đường đưa nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Để thực hiện được điều đó, Đảng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận từ thực tiễn công cuộc đổi mới, cung cấp luận cứ khoa học cho đổi mới tư duy, đề xuất những chủ trương, chính sách có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả thiết thực.
Đồng thời, cần tiếp tục đổi mới về tổ chức để bộ máy của Đảng từ Trung ương đến cơ sở tránh được sự chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, tinh giảm được biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác. Hơn lúc nào hết, Đảng cần xây dựng một đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, có tư duy đổi mới, có trình độ, khả năng thực hiện đổi mới, có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng; không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Điều này, chỉ có thể đạt được khi Đảng kiên quyết chống mọi biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; ngăn chặn, đẩy lùi “bệnh” quan liêu, tham nhũng, lãng phí; mất dân chủ, thành kiến, bè phái, cục bộ địa phương... Mỗi cán bộ, đảng viên cần coi đây là trách nhiệm của mình trước vận mệnh của Đảng, trước nhân dân, cần nghiêm túc tự đổi mới, tự chỉnh đốn về cả nhận thức và hành động sao cho phù hợp hơn với yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng trong điều kiện mới.
Đảng ta tự đổi mới, tự chỉnh đốn không chỉ tiến hành một lần trong một thời gian ngắn là xong, là đủ, mà là việc thường xuyên và lâu dài. Điều đó là do công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc càng được đẩy mạnh, càng đi vào chiều sâu thì nhiều vấn đề mới lại nảy sinh, luôn đặt ra đòi hỏi Đảng phải nhận thức và có lời giải đáp nhanh và chính xác để thực hiện tốt nhất vai trò lãnh đạo của mình. Đồng thời, Đảng phải vượt lên phía trước để không bị rơi vào tình trạng bất cập, lạc hậu với thời cuộc. Mặt khác, Đảng phải kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và sử dụng tốt “vũ khí”đấu tranh tự phê bình và phê bình để nhìn nhận rõ thành tựu, khuyết điểm, hạn chế, chỉ ra sai lầm trong công tác lãnh đạo và đề ra chủ trương, biện pháp khả thi để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, sai lầm trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng.



[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.69

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét