Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

ÂM MƯU BẠO LOẠN Ở GIÁO XỨ ĐÔNG YÊN?
Ngày 22/10/2016, nhiều trang mạng của Kito lan truyền một đoạn video dài hơn 40 phút với tiêu đề “nổ súng ở giáo xứ Đông Yên”. Tác giả video này là Bạch Hồng Quyền, một gương mặt đen thường xuyên tham gia các hoạt động gây rối, bạo động ở nhiều nơi.
Dù nói là công an nổ súng và ném gạch đá vào dân khiến 2 người bị thương, nhưng suốt cả đoạn băng không hề thấy bóng dáng công anvà cũng không thấy người nào bị thương. Chỉ thấy một đám đông giáo dân ào ào xông lên hò hét và ném gạch đá vào một nhóm người phía xa, những giáo dân này đã lên quốc lộ bắt giữ một chiếc ô tô biển cá nhân và 1 người đàn ông đi xe máy, đạp đổ xe máy và có hành động đánh đập người này.
Theo thuyết minh của kẻ quay video, thì sự việc xảy ra là có công an và công nhân đến cưỡng chế phá dỡ trụ gạch do giáo xứ dựng lên để xây tượng đức mẹ Maria, sau khi bị giáo dân cản trở đã “ném gạch đá vào dân” nên dân tấn công lại và chính quyền phải “rút chạy”. Để ý sẽ thấy nhiều kẻ đem theo gậy gộc và cả dao rựa.
Điều đáng nói là việc xây dựng này là trái phép, trên đất công dành để tái định cư chứ không phải đất tôn giáo.
Linh mục quản hạt của giáo xứ này là Trần Đình Lai, kẻ cầm đầu giáo dân biểu tình làm loạn ở Formosa ngày 2/10 vừa qua. Lịch sử giáo xứ này cho thấy suốt từ xưa đến nay đều có truyền thống khét tiếng  chống chính quyền nhân dân, phá hoại sự yên bình của địa phương và đất nước.

Rất có thể, những kẻ phản động đội lốt tôn giáo đã dàn dựng lên vụ việc này, hoặc sẽ lợi dụng việc này để thổi phồng, châm ngòi bạo động chống lại đất nước. Mong bà con giáo dân chân chính cảnh giác không để bị lợi dụng. 

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

KHI ĐƯA “THÔNG TIN” CẦN THẬN TRỌNG

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, việc tiếp nhận thông tin ngày càng nhanh nhạy, đa dạng, phong phú, nhiều chiều, giúp cho con người nâng cao nhận thức, hiểu biết của mình trên rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, con người cũng có thể chia sẻ, bình luận, phê phán các vấn đề xã hội theo quan điểm, chính kiến riêng của mình.
 Tuy nhiên, khi đưa ra chính kiến của mình nên cần thận trọng, vì nó có thể ảnh hưởng tới danh dự, uy tính, nhân phẩm của người khác, hơn thế nữa có thể gây thiệt hại về kinh tế, các vấn đề chính trị, xã hội làm ảnh hưởng tới uy tín của các cá nhân, cũng như tập thể khác. Chính vì lẽ đó, khi phản ánh về một vấn đề nào đó cần nên suy xét kỹ. Đặc biệt cần có sự kiểm duyệt thông tin của chính cá nhân người đưa tin, hoặc người quản lý của người đưa tin, thông tin đưa ra cần được tìm hiểu kỹ, cũng như đánh giá khả năng tác động của vấn đề đó. Mỗi cá nhân nên thận trọng khi phát ngôn và phải chịu trách nhiệm trước việc làm và phát ngôn của mình.

Trong luật pháp của Nhà nước Việt Nam hiện nay cũng quy định rất rõ về quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên việc nói và làm cần tuân thủ các quy định của luật pháp. Bởi vậy, trước khi phát ngôn nên thận trọng, việc nhận thức và hiểu biết các vấn đề thông tin mà mình đưa ra cần thấu đáo và soi xét kỹ và chịu trách nhiệm trước việc đưa tin của mình, tránh việc đưa tin sai sự thật, bóp méo sự thật, dẫn tới vu khống tổn hại tới danh dự, uy tín,...của cá nhân hay tổ chức tập thể khác. 

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

            

           Đối với nước ta, mục tiêu xuyên suốt, nhất quán của các thế lực thù địch là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi chế độ chính trị ở nước ta, đưa Việt Nam đi theo ý đồ, quỹ đạo của họ. Vì vậy, các thế lực phản động, thù địch luôn đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình", tăng cường sử dụng các biện pháp "tấn công mềm", tập trung làm chuyển biến về chính trị tư tưởng, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", kích động, chia rẽ, đòi phi chính trị hóa quân đội, hạ thấp, phủ nhận vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng; xóa bỏ mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Trên hướng Biển Đông, các hoạt động nhằm xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của nước ta cũng làm cho tình hình an ninh ngày càng phức tạp. Tất cả tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác, không ngừng chăm lo, củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 


Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Kiên định chủ nghĩa Mác-Lê nin

         Cho đến hôm nay, mặc dù chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ. Sự đổ vỡ khủng hoảng đó là đau đớn, đáng tiếc song không có nghĩa chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời, lạc hậu và không còn giá trị. Trái lại, đó là một “cuộc thử vàng” đối với các đảng cộng sản. Tất cả điều đó nói lên rằng, trong thời đại ngày nay, bất kể đảng cộng sản nào, nếu vi phạm thô bạo những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác- Lênin; không được nhân dân đồng tình ủng hộ, thì nhất định đảng ấy sẽ lâm vào khủng hoảng, sụp đổ, mất quyền lãnh đạo. Ngược lại, các đảng cộng sản kiên định chủ nghĩa Mác- Lê nin; kiên quyết, sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo trong đường lối đổi mới, cải cách; có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội hợp lòng dân…thì sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN sẽ thành công. Không thể xóa bỏ lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, con người, xã hội và nhân loại mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lê nin đã vạch ra. Những ai đó còn định kiến và mang quan điểm thù địch, xuyên tạc và phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lê nin đều là ảo tưởng, thiếu thực tế. Chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh, bác bỏ.