Cảnh giác với luận
điệu của bọn cơ hội, thực dụng chính trị, ăn theo nói leo nói bừa
để “may ra” được hưởng lợi
Hiện
nay, các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị đang tìm mọi cách chống
phá cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 ở
Việt. Một trong những luận điệu của chúng là: “Ở Việt Nam làm gì có dân chủ
trong bầu cử, ứng cử - đó là cơ chế “Đảng cử - dân
bầu”, là “dân chủ trình diễn”…; phải sửa đổi hệ thống bầu cử,
tạo điều kiện cho tất cả mọi người được ứng cử tự do… còn nếu với cách tổ chức
bầu cử và cơ chế bầu cử theo quy định này thì đối với nhiều đại biểu có thể tự
mình công bố mình trúng cử và có đủ tư cách đại biểu mà không cần phải tổ chức
bầu cử tốn tiền thuế của dân…”.
Đây là một kiểu lập luận quy chụp, cố tình bóp méo sự thật về lịch sử và tiến trình bầu cử ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bầu cử là việc công dân của một quốc gia lựa chọn những người đại diện để trao quyền cho họ thay mặt mình quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Mỗi quốc gia có cách tổ chức và quy định bầu cử khác nhau, không thể lấy mô hình của nước này áp đặt lên nước khác được bởi vì hệ thống chính trị nói chung, hệ thống bầu cử nói riêng trên thế giới hiện rất đa dạng, cho nên tùy thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử, văn hóa, kinh tế của quốc gia - dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại như
Đây là một kiểu lập luận quy chụp, cố tình bóp méo sự thật về lịch sử và tiến trình bầu cử ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bầu cử là việc công dân của một quốc gia lựa chọn những người đại diện để trao quyền cho họ thay mặt mình quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Mỗi quốc gia có cách tổ chức và quy định bầu cử khác nhau, không thể lấy mô hình của nước này áp đặt lên nước khác được bởi vì hệ thống chính trị nói chung, hệ thống bầu cử nói riêng trên thế giới hiện rất đa dạng, cho nên tùy thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử, văn hóa, kinh tế của quốc gia - dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại như
thế nào.
Ở Việt Nam, Hiến pháp và Luật Bầu cử
Việt Nam quy định: cử tri bầu đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp theo nguyên
tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Những quy định
của pháp luật bầu cử ở Việt Nam thể hiện một cách nhất quán nhận thức về các
nguyên tắc bầu cử để đảm bảo ý chí của nhân dân, phù hợp với xu hướng tiến bộ
xã hội. Tuyên ngôn nhân quyền mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1948
đã nêu rõ: “Ý chí của nhân dân phải là cơ sở của quyền lực Nhà nước. Ý chí này
thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, theo nguyên tắc phổ thông
đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do
tương đương”.