MỘT SỐ BIỂU HIỆN VỀ SỰ SUY
THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
Thật không khó để có thể nhận thấy biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị trong một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên hiện nay đó là:
Không ít cán bộ, Đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, mơ hồ,
giao động, hoài nghi về con đường đi lên CNXH, hoài nghi về khả năng lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước; một số cán bộ, Đảng viên đương chức
có vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu, tham mưu và chỉ đạo hoạt động
thực tiễn ở các ngành, các địa phương chưa thật sự thống nhất trên trên một số
vấn đề cơ bản về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng; nhiều
cán bộ, Đảng viên, kể cả đương chức hay nghỉ hưu tuy vẫn trung thành với Đảng
nhưng lại thụ động thiếu bản lĩnh, không dám lên tiếng đấu tranh với những kẻ
cơ hội; một số cán bộ, Đảng viên do bất mãn cá nhân, cơ hội, tiếp tay cho địch,
tuyên truyền quan điểm sai trái, độc hại trong xã hội. Một số do nhận thức
không đầy đủ, đúng đắn, trong đó có cả cán bộ đã từng cống hiến lâu năm cho
cách mạng, bị các thế lực xấu trong và ngoài nước tâng bốc, đã ngấm ngầm hoặc
công khai phát tán tài liệu, truyền bá những quan điểm sai trái với chủ trương
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Nguyên trực tiếp của những biểu hiện nêu trên có lẽ là do những
yếu kém trong công tác tư tưởng của Đảng. Tình trạng dân chủ hình thức và thiếu
kỷ luật, kỷ cương trong sinh hoạt Đảng diễn ra khá phổ biến ở nhiều tổ chức Đảng.
Chưa chủ động, kịp thời và kiên quyết đấu tranh chống các tư tưởng trái chiều,
ngại va chạm, không dám đấu tranh phê bình những tiêu cực trong nhận thức, tư
tưởng chính trị sai trái trong tổ chức mà mình tham gia. Nhiều cán bộ, Đảng
viên ít quan tâm đến học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị, thiếu ý thức trách
nhiệm trong việc tổ chức thực hiện, nói không đi đôi với làm. Tình trạng quan
liêu, tham nhũng tràn lan chậm được khắc phục. Có thể nói, đó chính là quá
trình “ tự diễn biến”; “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, góp phần làm cho tư
tưởng chính trị của toàn Đảng dễ bị phân liệt, lòng dân ly tán, rất dễ dẫn đến
khủng hoảng niềm tin.
Để ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị
trong Đảng và trong xã hội, thiết nghĩ chúng ta cần kiên trì thực hiện: tiếp tục
tăng cường sự thống nhất trong Đảng về nhận thức, ý chí và hành động trên cơ sở
thực hiện đúng nguyên tắc Đảng trong hoạt động của mọi tổ chức Đảng và từng Đảng
viên; đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn ở tất cả các cấp
ủy Đảng; đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đấu
tranh chống các quan điểm, tư tưởng chính trị lệch lạc, sai trái, sớm phát hiện
và sử lý kịp thời những vấn đề bức xúc về tư tưởng phát sinh; mỗi tổ chức Đảng
đều phải thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình, chống suy thoái về tư tưởng
ngay trong mỗi tổ chức Đảng mà Đảng viên là thành viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét