“CỐ Ý LÀM TRÁI” CĂN BỆNH
CẦN ĐƯỢC CHỮA TRỊ
Điểm lại những vụ việc tiêu cực mà
báo chí đã nêu trong thời gian vừa qua, chúng ta thấy nổi lên hiện tượng: phần lớn
nguyên nhân dẫn tới các vụ việc mà cơ quan điều tra đã kết luận, đó là “ cố ý
làm trái” trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết. Đây thực sự là vấn đề
nhức nhối không chỉ trong nội bộ Đảng mà còn là sự nhức nhối, búc xúc của quần
chúng nhân dân đối với cán bộ, đảng viên của Đảng.
Có một sự thật mà lâu nay
chúng ta vẫn thừa nhận và coi đó là một căn bệnh “Kinh niên” khó chữa đó là: ở nhiều chỗ,
nhiều nơi, cán bộ nói đường lối, chủ trương của Đảng thì đúng, nhưng khi tổ
chức thực hiện lại mắc sai lầm, khuyết điểm. Có hai nguyên nhân của tình trạng
này, thứ nhất, quán triệt nghị quyết không
kỹ lên tổ chức thực hiện sai; thứ hai,
nghị quyết đúng, nhận thức đúng, nhưng cố tình thực hiện không đầy đủ, không
đúng, không tích cực, không sáng tạo. Rõ ràng “ cố ý làm trái” là cố tình thực
hiện không đúng Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Nó
khác hoàn toàn với việc thực hiện nghị quyết “không đầy đủ”, “không sáng tạo”.
Động cơ chủ yếu của hành vi “cố ý
làm trái” là động cơ mang tính cá nhân,
là mưu cầu lợi ích riêng. Có thể nói, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh
nào, “cố ý làm trái” luôn là “người bạn đồng hành” của tham nhũng (
thực tế cho thấy, hiếm có một tổ chức, cá nhân nào cố ý làm trái Nghị quyết của
Đảng lại không tham nhũng và tha hóa về đạo đức, lối sống).
“Cố ý làm trái” là căn bệnh cực kỳ
nguy hiểm. Nó thường tập chung vào những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền.
Quyền chức càng cao thì tính chất của căn bệnh càng phức tạp và nguy hiểm. Hậu
quả để lại của căn bệnh này không chỉ là làm thất thoát tiền bạc của nhà nước,
của nhân dân, làm giảm chất lượng của các công trình xây dựng…. mà điều quan
trọng hơn cả là nó dần làm mất đi niềm tin của quần chúng nhân dân đối với cán
bộ, đảng viên của Đảng, với chế độ…
Nguyên nhân của bệnh “cố ý làm
trái” trước hết phải nói tới sự tha hóa, biến chất và cơ hội của một số cán
bộ, đảng viên có chức, có quyền. Sự lỏng lẻo trong cơ chế tổ chức, quản lý đã
tạo kẽ hở cho những kẻ cơ hội lợi dụng và khai thác triệt để vì mục đích cá
nhân. Tiếp đến là sự giảm sút sức mạnh chiến đấu ( không muốn nói là tê liệt)
của một số tổ chức đặc biệt là tổ chức Đảng nơi có đảng viên vi phạm ( ở đây
phê bình và tự phê bình không còn là một thứ vũ khí sắc bén để làm cho đảng
viên, tổ chức đảng tiến bộ, vững mạnh)….
Chữa trị căn bệnh “ cố ý làm trái”
đòi hỏi chúng ta phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Vấn đề không chỉ là
công tác lựa chọn, xắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ có đủ đức, tài mà điều cốt
yếu là nâng cao sức mạnh chiến đấu của các tổ chức đảng, thực hiện nghiêm túc
chế độ tự phê bình, phê bình, phải làm thật kiên quyết, triệt để từ trên xuống
( thực tế cho thấy nhiều cán bộ, đảng viên khi mới được bộ nhiệm, sắp xếp đã
hội tụ được đầy đủ tiêu chuẩn về đức, tài. Nhưng trong quá trình công tác thiếu
sự kiểm tra, giám sát, phê bình, góp ý của các tổ chức nên đã nhanh chóng thoái
hóa, biến chất dẫn tới phạm sai lầm, khuyết điểm). Cần xây dựng cơ chế giám
sát, trong đó có chế độ đảng viên và nhân dân chất vấn, phê bình cấp ủy Đảng.
Dân mong muốn Đảng cần phải có những biện pháp kiên quyết hơn trong cuộc chiến
chống tham nhũng. Đảng cũng xác định: xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững
mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn bó mật thiết với nhân dân, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng. Ý Đảng, lòng dân đã vậy, chắc chắn
căn bệnh như “ cố ý làm trái”, tệ quan liêu, tham nhũng, tha hóa về đạo đức,
lối sống…..sẽ bị đẩy lùi.