Chín mươi ngày từ lúc em sinh con
Là từng ấy đêm em vơi giấc ngủ
Tã lót dỗ dành đứng lên ngồi xuống
đêm thật là dài lời ru cũng chơi vơi.
Em vẫn thường than khổ lắm các anh ơi
Nó cứ hành em như em là đứa ở
Chẳng biết bố nó ngày xưa có thế
Nếu thật thế này thì em chẳng dám yêu.
Con chưa ngoan em đã phải liêu xiêu
Ngày 2 buổi đến trường kịp theo giờ học
Sách vở, bạn thày cả những điều mới lạ
Cố gắng lắm rồi mà vẫn thấy chơi vơi.
Mỗi buổi nhìn em lòng chợt nghĩ xa xôi
Gái một con mà chẳng "mòn con mắt"
Em vấn vậy như cuộc đời vẫn thế
Hạnh phúc nào mà chẳng đẫm gian lao.
Hà nội 2010
Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013
Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Dân ta
xưa nay vẫn có câu: “phòng bệnh hơn
chữa bệnh”. Câu nói nghe dân dã,
đơn giản, dễ hiểu nhưng lại hàm ý rất sâu xa. Đặc biệt, trong tình
hình hiện nay khi mà nhịp sống của xã hội hiện đại đang diễn ra với
tốc độ chóng mặt và sự thay đổi bất thường của điều kiện tự nhiên
càng thấy câu nói trên có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt phương pháp
luận cũng như hoạt động tổ chức, chỉ đạo thực tiễn.
Trước
tiên, “bệnh” được nhắc đến ở đây không phải theo nghĩa y học mà là
những căn “bệnh” dưới góc nhìn của công tác tổ chức, quản lý xã
hội. Để phòng những căn “bệnh” này có hiệu quả, việc cần làm trước
tiên là dự đoán những “bệnh” có khả năng xảy ra mà xã hội phải đối
mặt. Thực tiễn có rất nhiều “bệnh” song chung quy lại có thể phân ra
hai loại “bệnh” cơ bản: “bệnh” có nguồn gốc từ tự nhiên, do tự nhiên
gây ra (ví dụ như, động đất, sóng thần, núi lửa, bão, lụt, hạn hán,
nắng nóng, băng tuyết…) và “bệnh” có nguồn gốc từ xã hội, do con
người gây ra (ví dụ như, thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái, tham
nhũng, lãng phí, độc đoán, chuyên quyền…). Về mặt lý thuyết, nếu không
được phòng bị chu đáo và chữa trị kịp thời thì loại “bệnh” nào
cũng để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy loại “bệnh”
có nguồn gốc xã hội ở nước ta từ xưa đến nay (đặc biệt hiện nay)
là loại “bệnh” nan giải và khó phòng chống nhất. Hệ quả của những
căn “bệnh” này gây ra không chỉ thiệt hại về người và của cải vật
chất mà nguy hiểm hơn còn là từng bước làm mất dần niềm tin của
nhân dân đối với đội ngũ cán bộ Đảng viên của Đảng, đe dọa trực
tiếp đến sự tồn vong của chế độ chính trị.
Nhận
thức rõ tính chất nguy hiểm của loại “bệnh” này, thời gian qua Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và giải pháp nhằm phòng “bệnh”
có hiệu quả. Đã có khá nhiều văn bản Luật và dưới Luật được bổ
xung và ban hành mới đối với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội,
thể hiện khá sinh động công tác phòng, chống các căn “bệnh” nói chung
và “bệnh xã hội” nói riêng (Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Phòng
cháy, Chữa cháy; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia
đình; luật Giao thông…). Mặc dù vậy, trong khoảng 3 năm trở lại đây, trên
phạm vi cả nước vẫn còn khá nhiều những vụ việc nổi cộm gây bức
xúc trong dư luận. Ví dụ, sự kiện 2 tập đoàn kinh tế lớn (VINASHIN,
VINALINE); Vụ đắm tàu du lịch tại Quảng Ninh (2/2011); Vụ tàu hỏa đâm
vào ô tô tại cầu Gềnh, tỉnh Đồng Nai (3/2011); vụ sập mở đá Lèn Cờ,
Nghệ An (2011); vụ sai phạm trong chính sách với người có công ở
Huyện Phù Ninh, Quảng Nam (2013)… và gần đây nhất là vụ đắm tàu tại
vùng biển thuộc huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh làm 9 người
thiệt mạng. Chỉ tính riêng các vụ việc vừa nêu đã có tới hàng chục
cán bộ, Đảng viên của Đảng bị khởi tố với các tội danh: Vi phạm
các quy định về an toàn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Cố ý làm trái quy định
của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng…Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ việc nói trên, song một trong những nguyên
nhân cơ bản vẫn là do công tác phòng “bệnh” chưa thực sự có hiệu
quả. Dư luận đã tự đặt câu hỏi nếu có cơ chế quản lý hợp lý, chặt
chẽ hơn, nếu công tác quản lý, giáo dục cán bộ của các cấp thường
xuyên hơn và đặc biệt là công tác kiểm tra, phối hợp của các cấp,
các ngành được nhịp nhàng hơn thì đâu đến nỗi xảy ra các vụ việc
nói trên? Thế mới biết công tác “phòng bệnh hơn chữa bệnh” có ý
nghĩa thế nào!
Đất
nước ta đang tiếp tục tiến hành công cuộc Đổi mới. Nền kinh tế thị
trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đang từng bước được định hình
và phát triển. Trong bối cảnh kinh tế –xã hội trong nước và thế
giới luôn có những biến động nhanh, phức tạp và khó lường, hơn lúc
nào hết công tác phòng “bệnh” càng trở nên quan trọng và cần thiết.
Để phòng “bệnh” có hiệu quả, thiết nghĩ nên làm tốt một số việc
sau đây:
Thứ nhất,
cần phải dự đoán có cơ sở khoa học những “bệnh” có thể xảy ra để
từ đó có giải pháp hữu hiệu phòng “bệnh”. Đây là việc làm hết sức
quan trọng, đặc biệt đối với những người đứng đầu các cơ quan, tổ
chức, đơn vị.
Thứ hai,
phòng “bệnh” phải gắn liền với phương án chữa “bệnh”. Thực tiễn cho
thấy chỉ khi nào công tác phòng “bệnh” chu đáo thì công tác chữa “bệnh”
mới chuyên nghiệp và có hiệu quả. Thực tiễn công tác khắc phục các
vụ việc nổi cộm ở nước ta thời gian qua đã minh chứng cho chúng ta
điều đó.
Thứ ba, phòng
“bệnh” đối với bất kỳ loại “bệnh” nào cũng đòi hỏi phải có sự
phối, kết hợp giữa các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị. Đây cũng
là khâu yếu nhất trong công tác phòng “bệnh” ở nước ta hiện nay.
Thứ tư,
thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, đôn đốc và giáo dục cán
bộ, đảng viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong
công tác phòng và chữa “bệnh”. Kịp thời có hình thức khen thưởng và
xử phạt đối với những cá nhân và tổ chức làm tốt và chưa làm tốt
công tác phòng, chữa “bệnh” (xưa nay chúng ta chú trọng nhiều hơn đến
khen thưởng và xử phạt đối với công tác chữa “bệnh” mà chưa chú
trọng đúng mức tới khen thưởng và xử phạt đối với công tác phòng
“bệnh”).
Trần Minh Chiến
Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013
Cần cảnh giác
CẦN CẢNH GIÁC VỚI QUAN ĐIỂM CHO RẰNG: “
“TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HOÁ” VỐN DĨ LÀ QUY LUẬT, HIỆN HỮU TRONG QUÁ TRÌNH
TIẾN HOÁ CỦA NHÂN LOẠI VÀ THÚC ĐẨY XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI VĂN MINH”.
Trần Minh Chiến
Những ngày
qua toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang phát huy quyền làm chủ, tập trung
trí tuệ và tâm huyết cao độ để cùng nhau tham gia ý kiến đóng góp vào Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm mục đích xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thực sự là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Hơn lúc nào hết, các thế lực thù địch trong và ngoài
nước đã tranh thủ lợi dụng sự kiện quan trọng này để tiếp tục “Chiến lược Diễn
biến hoà bình”, điên cuồng chống phá cách mạng nước ta. Có thể nói chưa khi nào
các bài viết của các thế lực thù địch lại xuất hiện nhiều trên các diễn đàn
điện tử, các trang Web và Blog cá nhân như hiện nay. Mục tiêu, nội dung công
kích, chống phá của chúng khá toàn diện song tập trung chính vẫn là vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
và đội ngũ cán bộ Đảng viên của Đảng. Trong một bài viết có tiêu đề “Tự
thú” của tác giả Đồng Phụng Việt được đăng trên tờ “Tin chủ nhật” (Posted by basamnew on 13-1-2013) có
đoạn viết: ““Tự diễn biến”, “tự chuyển
hoá” vốn dĩ là quy luật, hiện hữu trong quá trình tiến hoá của nhân loại và
thúc đẩy xã hội loài người văn minh, tiến bộ hơn trước. Đã là quy luật thì
không thể chống nhưng chẳng hiểu tại sao, lãnh đạo Đảng (Cộng sản Việt Nam) vẫn
nhất định phải chống cho bằng được, kể cả sau khi đã học và bắt nhiều người
cùng học “duy vật biện chứng”, “duy vật lịch sử”. Thoạt nghe hoặc vừa đọc
chưa kịp có thời gian suy nghĩ thì tưởng chừng như đây là quan điểm và thắc mắc
có lý của tác giả bài viết. Nhưng dừng lại suy nghĩ một chút với tư duy khách
quan, khoa học thì bất kỳ ai cũng sẽ nhận ra ngay “tâm đen” của người đưa ra
quan điểm này. Đây thực chất là một kiểu “đánh tráo khái niệm”, là “lập lờ đánh
lận con đen” (nói như thành ngữ tiếng Việt), là làm cho đúng –sai; chính
–tà; thật- giả lẫn lộn khó phân biệt để
lừa gạt người khác nhằm phục vụ cho ý đồ đen tối của mình. Đó là, tiếp tục bằng
mọi cách thủ tiêu đấu tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản việt Nam để từ đó làm
cho cán bộ, Đảng viên của Đảng dấn sâu vào con đường cơ hội, thực dụng, sa ngã
trước sự cám dỗ của lợi ích vật chất, đồng tiền; từng bước suy thoái về tư
tưởng chính trị và đạo đức, lối sống; phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng
của Đảng, tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
Có thể nhận
thấy sự trơ tráo, bất hợp lý, phi khoa học của quan điểm nêu trên được thể hiện
ở những điểm sau:
1. Trước hết,
tác giả bài viết đã cố tình xem xét hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”
trong sự cô lập, tách rời hay còn gọi là sự siêu hình, máy móc mà lờ đi mối
quan hệ biện chứng giữa “Diễn biến hoà bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển
hoá”. Chính điều này thoạt tiên làm người ta dễ lầm tưởng “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” mà bài viết đề cập đến là sự vận động hoàn toàn tự thân, tất yếu
trong bản thân của sự vật, hiện tượng mà không bị ràng buộc, chi phối của bất
kỳ yếu tố nào khác.
Nên nhớ rằng
“Diễn biến hoà bình” và ‘tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có mối quan hệ khăng
khít, không thể tách rời. Chỉ có thể nhận thức được sâu sắc “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” khi và chỉ khi đặt nó trong mối quan hệ mật thiết với “Diễn biến
hoà bình” và “sự tự suy thoái”. “Diễn biến hoà bình” là một chiến lược của các
thế lực thù địch đối với Đảng và cách mạng Việt Nam . Mục tiêu của chiến lược này là
làm cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên của Đảng từng bước suy thoái về tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống, từng bước dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển
hoá”, ngày càng xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng, ngày càng quan liêu, xa
dân, làm suy giảm dần lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Như vậy, thúc đẩy “tự
diễn biến”, “tự chuyển hoá” vừa là thủ đoạn, vừa là mục tiêu của chiến lược
“Diễn biến hoà bình” mà các thế lực thù địch đang tiến hành đối với cách mạng
Việt Nam. Việc xem xét tách rời giữa “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” với “Diễn
biến hoà bình” là hoàn toàn không khách quan, khoa học, là cố tình “đánh tráo
khái niệm”, là “lập lờ đánh lận con đen” nhằm che đậy, nguy biện cho những ý đồ
đen tối.
2. “Tự diễn
biến”, “tự chuyển hoá” không thể là quy
luật trong quá trình tiến hoá của nhân loại và lại càng không thể là quy luật trong quá trình tồn tại và phát
triển của Đảng Cộng sản Việt Nam .
Nói tới quy luật là nói tới những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và
lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay
giữa các sự vật hiện tượng với nhau. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” không phải
là vấn đề bản chất, phổ biến của Đảng cộng sản Việt Nam . “Tự diễn biến”, “tự chuyển
hoá’ thực chất là một quá trình suy thoái từ bên trong của một bộ phận cán bộ,
Đảng viên của Đảng, nó chỉ xuất hiện trong những năm gần đây khi Việt Nam ngày
càng mở cửa, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Một mặt, do tác động
khách quan như: mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, âm mưu, thủ
đoạn “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Mặt khác, là từ nguyên nhân
chủ quan do một bộ phận cán bộ, Đảng viên thoái hoá, biến chất về tư tưởng
chính trị. Tuy nhiên, cần phải lưu ý và khẳng định rằng: “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” mới chỉ xuất hiện ở một bộ phận cán bộ, Đảng viên của Đảng mà chưa
phải là toàn bộ Đảng viên hay mang tính phổ biến, lặp lại. Điều này cũng đã
được Nghị quyết Trung ương 4 Đảng Cộng sản Việt Nam nghiêm túc, thẳng thắn, tự
kiểm điểm, đánh giá và nêu ra: “Trong tình hình hiện nay, một bộ phận không
nhỏ cán bộ, Đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh
đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự
phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực
dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa, địa vị, cục bộ, tham
nhũng, lãng phí, tùy tiện vô nguyên tắc"[1].
Nhìn từ thực tế, lấy thực tế để kiểm nghiệm chân lý, chúng ta hoàn toàn có thể
khẳng định: phần lớn cán bộ, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn giữ
gìn được phẩm chất, đạo đức của người Đảng viên Cộng sản, luôn trung thành với
mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, luôn là người chiến sĩ tiên phong trên
mọi lĩnh vực, hết lòng vì dân, vì nước. Hãy thử đặt ra câu hỏi và hãy tự trả
lời: Nếu “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” là tất yếu, quy luật, là bản chất và
phổ biến của Đảng Cộng sản Việt Nam thì làm sao hơn 80 năm qua từ khi có Đảng
lãnh đạo (1930), đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam từ thân
phận lầm than, nô lệ, đã vươn lên trở thành người làm chủ; làm sao có thể chống
lại được những kẻ thù hung hãn vào bậc nhất trong thế kỷ XX để tự bảo vệ quyền
sống, quyền độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc của mình. Và đặc biệt, từ khi
Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (1986) đến
nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, đất nước đã thoát nghèo, vượt qua khủng hoảng; đời sống
vất chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt; ý Đảng,
lòng dân luôn hoà làm một; chính trị -xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được
tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; uy
tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Bất kỳ sự
vật, hiện tượng nào trong quá trình phát triển, hoàn thiện cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà
diễn ra quanh co, phức tạp (không tránh khỏi mắc sai lầm, khuyết điểm). Xã hội,
các tổ chức xã hội và các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của
con người đều diễn ra theo chiều hướng đó. Song vấn đề cần bàn ở đây là: “tự
diễn biến”, “tự chuyển hoá” chỉ là một trong những biểu hiện cụ thể về sự “sai
lầm’, “khuyết điểm”, “khúc quanh” trong quá trình vận động, phát triển của một xã
hội cụ thể và những con người cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử nhất định,
chứ tuyệt nhiên “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” không phải là vấn đề bản chất,
là tất yếu, là quy luật hiện hữu và phổ biến trong quá trình tiến hoá của nhân
loại. Tác giả Đồng Phụng Việt đã mắc phải một sai lầm khá sơ đẳng về mặt phương
pháp luận đó là: lấy cái đơn nhất, cái nhỏ lẻ, cái dấu hiệu không bản chất,
không có tính phổ quát trong hệ thống “cái riêng” phong phú, đa dạng của sự
vật, hiện tượng để khái quát rút ra cái bản chất, cái tất yếu, “cái chung” của
sự vật, hiện tượng. Và từ đó suy luận, gán cho nó là vấn đề có tính quy luật,
phổ biến trong quá trình tiến hoá của nhân loại. Chính “sự mập mờ” và lối “diễn ngôn
không tường minh” này rất dễ làm cho người đọc, người nghe lầm tưởng, khó
phân biệt đúng –sai…
3. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”
không thể và không bao giờ là nhân tố có vai trò “thúc đẩy xã hội loài người văn minh, tiến bộ hơn trước”
Theo quan
điểm duy vật biện chứng Mác xít (quan điểm khoa học và cách mạng nhất), mọi sự
vật, hiện tượng trong thế giới đều vận động và phát triển tuân theo những quy
luật khách quan, vốn có của nó, đó là sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật
mới ra đời thay thế. Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát
triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự
vật cũ và bao giờ cũng tiến bộ hơn sự vật cũ. Toàn bộ quá trình vận động làm
cho cái mới ra đời thay thế cho cái cũ đó chính là quá trình phủ định biện chứng. Xã hội loài người
là một dạng vật chất đặc biệt, mặc dù quy luật xã hội là những quy luật hoạt
động của chính con người trong các quan hệ xã hội và không thể nảy sinh, tác
động ngoài hoạt động có ý thức của con người. Tuy nhiên, quy luật xã hội vẫn
mang tính khách quan. Trên tinh thần đó, có thể nhận thấy: “Tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
mà biểu hiện của nó là sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, phẩm chất, đạo đức,
lối sống…hoàn toàn không phải là quá trình phủ định biện chứng. Trong mối quan
hệ với “Diễn biến hoà bình” thì “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trước hết là
một trong những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách
mạng Việt Nam. Nó không phải là một quá trình vận động tự thân, có nguyên nhân
duy nhất nằm ngay trong bản thân tổ chức Đảng. Thực tế cho thấy trong những năm
qua, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đã điên cuồng chống
phá cách mạng Việt Nam bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình” với nhiều âm mưu và
thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Chúng thường xuyên tuyên truyền xuyên tạc đường
lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm kích động, gây mất đoàn kết
trong nội bộ Đảng, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân nhân để làm cho Đảng
từng bước suy yếu. Chúng dùng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt tấn công vào đội
ngũ cán bộ, Đảng viên làm cho đội ngũ này từng bước suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng cách mạng, xa rời mục tiêu xã hội
chủ nghĩa. Quá trình diễn ra tình trạng suy thoái đó cũng chính là quá trình
“tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên. Hệ quả cuối
cùng là Đảng suy yếu dần và tự đánh mất vai trò lãnh đạo đối với đất nước và xã
hội.
Rõ ràng, quá
trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” không làm xuất hiện cái mới, cái tiến bộ,
không làm cho xã hội ngày càng phát
triển, văn minh. Mọi người đều biết Đảng Cộng sản Việt Nam là một Đảng duy nhất cầm quyền,
là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được
nhân dân thừa nhận trong thực tế và được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình
đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã
hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ
nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt
Nam. Đó là một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ
không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Đó là một
xã hội mà sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ
không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Một xã hội
hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương
trợ lẫn nhau, chứ không phải cạnh tranh thắng - thua vì lợi ích vị kỷ của cá
nhân và các phe nhóm. Một xã hội với hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự
thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải
chỉ cho một thiểu số giàu có… Một xã hội như vậy không chỉ là niềm mơ ước, là
khát vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam mà còn là niềm mơ ước và khát
vọng của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Đi lên Chủ nghĩa xã hội là sự vận
động tất yếu, khách quan, là quy luật phát triển không chỉ của Việt nam mà còn
là của cả xã hội loài người. Mọi âm mưu, thủ đoạn chống lại cách mạng Việt Nam,
đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã
hội là kéo lùi lịch sử, là kìm hãm sự phát triển và chống lại quy luật vận động
tất yếu, khách quan của lịch sử. Vậy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” đâu có
thúc đẩy xã hội loài người văn minh, tiến bộ hơn trước?!
4. Vì sao
Đảng Cộng sản Việt Nam phải nhất định “chống
cho bằng được” nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”?
Cũng giống
như một cơ thể con người, muốn khoẻ mạnh nhất thiết phải được rèn luyện thường
xuyên. Đảng Cộng sản Việt Nam muốn trong sạch, vững mạnh xứng đáng là đội tiên
phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam,
đòi hỏi Đảng phải thường xuyên tự rèn luyện, tự xây dựng và chỉnh đốn mình, đúng
như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản
Việt Nam sinh thời đã từng căn dặn: “Mỗi cán bộ, đảng
viên, mỗi người phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải
rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng không có bệnh, mà Đảng sẽ khỏe mạnh vô
cùng”. Thực chất của phê bình và tự phê bình là nhằm chống lại những nguy cơ
làm suy yếu Đảng. Trong tình hình hiện nay, trước sự chống phá điên
cuồng của các thế lực thù địch bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình” Đảng phải
đồng thời đối mặt với hai nguy cơ: Nguy cơ từ bên trong nội bộ là sự suy thoái
của đội ngũ cán bộ, Đảng viên và nguy cơ từ bên ngoài là sự chống phá của của
các thế lực thù địch. Hai nguy cơ này tuy xuất phát từ hai hướng khác nhau,
nhưng nếu không cảnh giác và chủ động đấu tranh, ngăn chặn kịp thời thì sẽ dẫn
đến một hậu quả chung, đó là làm cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên “tự diễn biến”,
“tự chuyển hoá”; làm cho Đảng từng bước suy yếu, mất lòng tin của nhân dân và
cuối cùng là tự đánh mất vai trò lãnh đạo của mình. Cả hai nguy cơ như vừa nêu
đều có thể dẫn đến sự suy vong của Đảng. Tuy nhiên, trong hai nguy cơ đó, thì
nguy cơ suy thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ, Đảng viên là cực kỳ nguy hiểm,
quyết định sự tồn vong của Đảng. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên, vô cớ mà Đảng
Cộng sản Việt Nam lại phải xác định phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển
hoá” là một trong 3 vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất hiện nay.
Kết thúc bài
viết này, xin có 2 điều cảm nhận: Thứ
nhất, nếu tác giả Đồng Phụng Việt thật sự quan niệm về “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” (như đã nêu), thì đây thật sự là một sự ấu trĩ về khoa học, thấp
kém về nhận thức và không hiểu gì về chủ nghĩa Mác. Thứ hai, nếu đây là sự cố tình làm sai lệch bản chất của sự vật và
phép biện chứng Mác xít, thì đây thật sự là hành động lươn lẹo, đánh tráo khái
niệm một cách thô thiển, “lập lờ đánh lận con đen” nhằm ngụy biện cho những ý
đồ đen tối. Không cần biết Đồng Phụng Việt là ai, hình dáng, con người, trình
độ học vấn thế nào? làm gì? ở đâu? Nhưng chắc chắn đây là người Việt Nam, máu
đỏ, da vàng, là con dân đất Việt nhưng có một cái tâm không sáng, một cái tầm
thấp kém, đã cố tình phủ nhận và xuyên tạc sự thật, cố tình cản trở bước đi của
chính dân tộc mình, nhân dân mình trên con đường hướng tới một xã hội: “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[2].
.
Vô đề
Mấy hôm trời nắng nóng
Chẳng ngọn gió mồ côi
Gian nhà giống chiếc nồi
Không rang mà nóng bỏng
Vợ là người khổ nhất
vẫn tất bật sớm hôm
Nồi nước sôi dao thớt
Gánh hàng rong kiếm cơm
Chống nhàn hơn nhưng béo
Dị ứng nhiệt độ cao
Suốt ngày tắm ào ào
Cứ vào ra đến tội
Nào đâu chỉ tắm gội
Còn giặt giũ nấu cơm
Trông con và tắm gội
Tấm lưng trần nắng sơn
Thương nhất hai con nhỏ
Nắng nóng chẳng hề quen
Đứa ngày ăn không được
Đứa đêm ngủ chẳng yên
Bố mẹ dẫu vất vả
Chỉ mong con bình yên
Từ đáy lòng cầu ước
Trời mau mưa, mau mưa...
Mùa hè 2013
Chẳng ngọn gió mồ côi
Gian nhà giống chiếc nồi
Không rang mà nóng bỏng
Vợ là người khổ nhất
vẫn tất bật sớm hôm
Nồi nước sôi dao thớt
Gánh hàng rong kiếm cơm
Chống nhàn hơn nhưng béo
Dị ứng nhiệt độ cao
Suốt ngày tắm ào ào
Cứ vào ra đến tội
Nào đâu chỉ tắm gội
Còn giặt giũ nấu cơm
Trông con và tắm gội
Tấm lưng trần nắng sơn
Thương nhất hai con nhỏ
Nắng nóng chẳng hề quen
Đứa ngày ăn không được
Đứa đêm ngủ chẳng yên
Bố mẹ dẫu vất vả
Chỉ mong con bình yên
Từ đáy lòng cầu ước
Trời mau mưa, mau mưa...
Mùa hè 2013
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)