Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN "PHI CHÍNH TRỊ HOÁ" LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
            Trước sự phát triển của cách mạng Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới, các thế lực thù địch không ngớt xuyên tạc, công kích, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước, đặc biệt là liên tục xuyên tạc, công kích và đòi xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời cổ súy cho chủ nghĩa đa nguyên chính trị, nhằm gây rối loạn xã hội ta. Đối với LLVT, các thế lực thù địch đã, đang và sẽ sử dụng nhiều chiêu bài chống phá, từ lý luận, tư tưởng đến hành động nhằm thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa”. Họ ra sức tán phát, truyền bá tài liệu, tuyên truyền hòng phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, xuyên tạc tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về quốc phòng, an ninh, xây dựng LLVT, bảo vệ Tổ quốc. Họ tung ra những luận điệu rằng, “QĐND Việt Nam và CAND Việt Nam chỉ là của quốc gia, dân tộc, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái, lực lượng chính trị nào”, hoặc “Quân đội, công an chỉ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và chủ quyền quốc gia”. Họ còn “góp ý”, “kiến nghị” yêu cầu Việt Nam phải “duy trì tính trung lập chính trị của LLVT”; quân đội và công an phải “đứng ngoài chính trị”. Thậm chí, họ còn đưa ra yêu cầu hết sức phi lý, ngang ngược là phải bỏ nội dung LLVT tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, được ghi trong Điều 65 Hiến pháp năm 2013; khuyến nghị Việt Nam “học tập kinh nghiệm xây dựng LLVT theo mô hình của quân đội tư sản”...

           Trong các thủ đoạn nham hiểm chống phá LLVT, các thế lực thù địch tìm mọi cách hạ thấp, hòng đi đến xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với QĐND và CAND; xóa bỏ công tác đảng, công tác chính trị, cùng hệ thống cán bộ chính trị và cơ quan chính trị trong QĐND và CAND. Bên cạnh đó, họ ra sức xuyên tạc, bôi nhọ bản chất, truyền thống của QĐND và CAND, gây mất ổn định chính trị nội bộ; làm giảm lòng tin của nhân dân đối với quân đội và công an; xuyên tạc các sự kiện lịch sử có ý nghĩa chính trị trọng đại của đất nước có lực lượng quân đội và công an tham gia, nhằm làm mất uy tín, vị thế, vai trò của hai lực lượng này trước nhân dân, trong xã hội và trên trường quốc tế. Lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đang được đẩy mạnh trong xã hội ta, các thế lực thù địch tìm cách khoét sâu các mặt tồn tại, yếu kém trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội của các cơ quan nhà nước, những khó khăn về đời sống và một vài vụ, việc vi phạm kỷ luật đơn lẻ của một số cán bộ, chiến sĩ, đơn vị trong LLVT để khuyến khích LLVT từ bỏ trách nhiệm bảo vệ Nhà nước và chế độ, đồng thời vu cáo LLVT không còn mang bản chất giai cấp công nhân. 

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

TĂNG CƯỜNG ĐẤU TRANH CHỐNG "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH"
TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG HIỆN NAY
                                                                                  
Chiến lược “diễn biến hoà bình” là âm mưu cực kỳ thâm độc của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá – xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, trong đó lĩnh vực chính trị, tư tưởng, lý luận, văn hoá được các thế xác định là khâu đột phá.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng  làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta”[1]. Đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa ở Việt Nam diễn ra ngày càng quyết liệt, là mặt trận nóng bỏng hàng đầu. Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này phải có các giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra sức đề kháng trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù địch, cơ hội; trên cơ sở đó tạo ra sự thống nhất cao về chính trị - tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội đối với sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 Trước hết, cần kiên định và đẩy mạnh việc nghiên cứu, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở khoa học cho cuộc đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng, được tổng kết, đúc rút từ sự phân tích toàn bộ lịch sử nhân loại và thực tiễn xã hội của Việt Nam.
Khi sự nghiệp đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng đi vào chiều sâu, những biến đổi trên thế giới nhanh chóng, phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch đang tìm mọi thủ đoạn hòng xuyên tạc, phủ nhận từng luận điểm trong học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nắm chắc bản chất để vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách giúp Đảng “không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đề ra”[2].
Cần đi sâu khẳng định những luận điểm đúng đắn từ lúc mới ra đời cho đến nay. Chỉ ra những luận điểm chỉ đúng và phù hợp trong điều kiện lịch sử lúc đó, đến nay đã bị thực tiễn lịch sử vượt qua. Những luận điểm trước, nay là đúng nhưng những người vận dụng nó đã hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ nên vận dụng không đúng. Những luận điểm cần được bổ sung, phát triển.Quá trinh học tập nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải trên cơ sở khách quan, dám nhìn thẳng vào sự thật và chấp nhận thách thức; phải xuất phát và bám sát từ thực tiễn xây dựng đất nước và những điều kiện cụ thể của thế giới đương.
Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi thành lập đã xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động, đây chính là yếu tố quyết định giúp Đảng ta có đường lối đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng trong mọi hoàn cảnh, kể cả những thời điểm đầy khó khăn, thử thách để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Ngày nay, cho dù chủ nghĩa xã hội đang lâm vào thoái trào nhưng hầu hết các Đảng Cộng sản trên thế giới vẫn kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho quá trình thực hiện mục tiêu, lý tưởng xây dựng một xã hội công bằng, không còn áp bức, bóc lột. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc đổi mới đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không có nghĩa là biến hệ tư tưởng của các ông thành một thứ kinh thánh để ca tụng và vận dụng giáo điều, máy móc. Phải xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước, không ngừng đổi mới tư duy, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện để chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn luôn là một học thuyết khoa học, cách mạng. Đòi hỏi với quá trình nghiên cứu, giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở Học viện ta phải phấn đấu chống kinh viện hóa, sơ cứng hóa, đưa lý luận Mác - Lênin gắn đời sống xã hội.
Hai là, thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, giáo dục cho nhân dân nắm chắc âm mưu thủ đoạn tiến hành “DBHB” của các thế lực thù địch.
Cấp ủy, chính quyền các cấp cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng trong Đảng và xã hội, thường xuyên nghiên cứu thu thập dư luận xã hội, nắm bắt đúng và trúng dư luận xã hội, chỉ đạo, xử lý kịp thời các vấn đề bức xúc nảy sinh ở từng địa bàn để giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Thường xuyên nắm bắt thái độ, niềm tin, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân để có giải pháp phát huy, chấn chỉnh và uốn nắn, định hướng kịp thời.
Chú trọng thông tin hai chiều, tăng cường đối thoại, lắng nghe thông tin từ cơ sở, quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa phương châm: chủ động tiến công, đoàn kết hiệp đồng, gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là chính. Chủ động nắm bắt, đánh giá và dự báo chính xác tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Thường xuyên lãnh đạo, quản lý, nắm chắc và phát huy sức mạnh tổng hợp của các hệ thống thông tin đại chúng, kịp thời cung cấp thông tin, định hướng nhận thức tư tưởng của cán bộ, đảng viên, nhân dân, tạo dư luận tích cực trong xã hội. Kiên quyết đấu tranh phê phán những việc làm sai trái của một số phần tử cơ hội chính trị, chống Đảng, chống chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để có thể đấu tranh kịp thời và hiệu quả với chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch, yêu cầu trước hết là phải nêu cao cảnh giác, phát hiện kịp thời, chính xác âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch về chính trị văn hóa, nhất là ở những đối tượng và địa bàn trọng điểm, không để địch lợi dụng kích động hòng gây rối về chính trị. Kiên quyết đấu tranh có hiệu quả với những quan điểm tư tưởng sai trái.
Cần tăng cường giáo dục để nhân dân nhận rõ những âm mưu, thủ đoạn  của kẻ thù; tính chất quyết liệt, phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Xây dựng tinh thần cảnh giác cách mạng, bồi đắp tính kiên định, vững vàng về chính trị, tư tưởng của những người làm công tác tư tưởng - văn hoá trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp của cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận.
Ba là, xây dựng và phát huy lực lượng nòng cốt trong đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Vấn đề xây dựng, bồi dưỡng và phát huy vai trò lực lượng nòng cốt có ý nghĩa hết sức quan trọng. Lực lượng nòng cốt phải có lập trường tư tưởng kiên định, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý luận cao, có khả năng diễn đạt, luận chiến, thuyết phục người nghe, người đọc, có nhiệt huyết và dũng khí, quyết tâm đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng.
Cần chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng theo một chương trình bài bản. Cần chú ý phát hiện, bồi dưỡng kịp thời những tài năng bình luận, bút chiến trên báo chí, truyền hình, quan tâm xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí, xuất bản, đội ngũ những người thường trực tác chiến trên mạng Internet có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn giỏi, nhạy bén, sắc sảo để có thể kịp thời chống lại các quan điểm sai trái, thù địch.
Thường xuyên quan tâm huy động phát huy đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong các trung tâm nghiên cứu, học viện, nhà trường, cán bộ tuyên tuyền, báo cáo viên các cấp. Mặt khác, cần huy động thêm nhiều tiếng nói, đặc biệt là tiếng nói của các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, của đội ngũ trí thức, kể cả tiếng nói của trí thức phản diện đã giác ngộ tham gia vào cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận của Đảng.
Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận là cuộc đấu tranh quyết liệt và phức tạp. Những chiến sĩ trên mặt trận này, nhất là những chiến sĩ tiên phong, chủ lực, trực tiếp, trực diện đấu tranh tư tưởng, lý luận cũng luôn phải đối mặt với những thách thức, khó khăn và cả sự hiểm nguy trước sự tấn công của các thế lực thù địch. Vì vậy, cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ thỏa đáng lao động và tinh thần đấu tranh của họ; đồng thời có cơ chế, biện pháp bảo vệ họ trước sự chống phá của các thế lực thù địch.
Bốn là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, phát huy vai trò cơ quan chức năng, tăng cường phối kết hợp trong đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Cấp uỷ đảng các cấp phải coi cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy đảng trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo đảm hoạt động đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa theo đúng định hướng của Đảng, chặt chẽ về nguyên tắc, vững vàng về quan điểm chính trị, sâu sắc về lý luận khoa học, sắc bén trong phương pháp và đạt hiệu quả cao.
Huy động lực lượng rộng rãi trong các cơ quan nghiên cứu lý luận, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ quan truyền thông, báo chí… tiến công chống các quan điểm sai trái, thù địch. Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến vấn đề đấu tranh chống “DBHB”dưới nhiều hình thức. Quan tâm đầu tư kinh phí, phương tiện, điều kiện cho các hoạt động đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.
Cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ các cấp phải chấp hành nghiêm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Phải có sự phân công hợp lý, phân định rành mạch quyền hạn và nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các cấp, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện một cách khoa học. Khắc phục tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “giẫm chân lên nhau” và tình trạng bỏ trống trận địa tư tưởng, văn hóa.
Cán bộ chủ trì, bí thư và cấp uỷ viên phải không ngừng nâng cao trình độ lý luận, nắm chắc tình hình tư tưởng của nhân dân; rèn luyện phong cách sâu sát cơ sở; nhạy bén với cái mới, chú trọng tổng kết và kinh nghiệm sáng tạo của cơ sở, tổ chức đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh thực tế, lãnh đạo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, tích cực tham gia đấu tranh chống  âm mưu “DBHB” của địch. Phê phán những tư tưởng sai trái, những nhận thức lệch lạc trong nội bộ.
Chú trọng phối hợp tổ chức các hoạt động như: tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học theo các chuyên đề đấu tranh tư tưởng, lý luận; gắn đấu tranh tư tưởng với tổ chức các cuộc vận động sáng tác văn học, nghệ thuật, các hoạt động liên hoan nghệ thuật quần chúng, các triển lãm chuyên đề nhỏ lẻ nhưng rộng khắp các địa phương và đơn vị, nhất là ở vùng sâu, vùng xa…
Nắm chắc và dự báo đúng chiều hướng phát triển của tình hình tư tưởng, văn hóa trong xã hội để kịp thời đưa ra các quyết định xử lý. Kịp thời bổ sung hoàn chỉnh các quy chế lãnh đạo, quản lý các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, công tác tuyên truyền trong xã hội. Quản lý chặt chẽ tài liệu mật của Đảng, Nhà nước, xử lý nghiêm những người phát tán tài liệu, làm lộ bí mật nội bộ.
Tổ chức đảng các cấp huy động tối đa các lực lượng xã hội tham gia vào công tác tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cách mạng, khơi dậy tinh thần tự đề kháng của quần chúng và chủ động đấu tranh phản bác lại quan điểm sai trái thù địch, tẩy chay với các sản phẩm văn hóa xấu độc. Phát huy vai trò của Mặt trận và các tổ chức trong hệ thống chính trị, tổ chức phong trào hành động cách mạng của toàn Đảng, toàn dân đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.

Xây dựng cơ chế phối, kết hợp giữa các lực lượng của cả nước, bảo đảm sự thống nhất và sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối, kết hợp giữa các hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, văn hóa, văn nghệ trong đấu tranh chống “DBHB”. Khai thác ưu thế và phát huy sức mạnh tổng hợp các công cụ, các phương tiện công tác tư tưởng - văn hóa của toàn xã hội trong cuộc đấu tranh làm thất bại chiến lược “DBHB” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Có ý kiến cho rằng: các cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta trong thế kỷ XX là “sự hy sinh xương máu một cách vô ích”.
Trả lời:
Không phải! Thực tế, trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt Nam đã sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để giành và giữ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Đó không phải là “sự hy sinh xương máu một cách vô ích” là sự hy sinh cao đẹp, là hành động ái quốc của một dân tộc anh hùng - một biểu tượng ngời sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Trong đêm trường nô lệ, các phong trào đấu tranh yêu nước vẫn liên tục nổ ra nhưng đều bị dìm trong biển máu và thất bại. Với khát vọng và ý chí quyết giành độc lập, tự do của toàn dân tộc đã tạo nên sức mạnh to lớn làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám. Thế nhưng, nền độc lập của dân tộc, quyền tự do của nhân dân vừa mới giành được lại đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, thù trong giặc ngoài cấu kết với nhau nhằm bóp chết chính quyền còn non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”[1]. Lời kêu gọi đã động viên toàn dân tộc ta đứng lên chống thực dân Pháp. Sau chín năm trường kỳ kháng chiến, “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, toàn dân tộc tộc đã đứng lên đánh bại đế quốc, thực dân, làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, giải phóng miền Bắc.
Nhưng ngay sau đó đế quốc Mĩ lại kế chân xâm lược nước ta, chúng không cho dân tộc ta được sống trong hoà bình, độc lập, tự do. Sau 20 năm chiến đấu ròng rã, hàng chục triệu người đã hiến dâng tuổi thanh xuân, hiên ngang “Nhằm thẳng quân thù - bắn!” đã đánh bại tên đế quốc giàu mạnh nhất hành tinh. Thắng lợi đó có nhiều nguyên nhân, nhưng xét đến cùng, nguyên nhân sâu xa, đó là ý chí quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ để bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của Tổ quốc.Hàng vạn người con ưu tú của dân tộc ta đã ngã xuống trên chiến trường hoặc khi trở về đã mang trên mình thương tật suốt đời, hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc sống của mình cho các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Hàng triệu thân nhân liệt sĩ đã mãi mãi không thể gặp lại những người thân yêu nhất của mình. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mãi mãi ghi tạc và đời đời biết ơn sự hy sinh, cống hiến to lớn đó.
Có lẽ, hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới, dân tộc Việt Nam thấu hiểu sự vô giá của độc lập, tự do. Bởi để có hòa bình, độc lập, tự do, dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng tính mạng, xương máu và nước mắt của lớp lớp các thế hệ người Việt Nam. Thế hệ trẻ hôm nay không có quyền quên và không được phép quên những cống hiến, hy sinh của các thế hệ cha anh, trái lại phải luôn tự hào và nguyện sống xứng đáng với các thế hệ đi trước; luôn trân trọng, giữ gìn và góp phần giữ vững độc lập, tự do của Tổ quốc; đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc, phản động; biến truyền thống thành bản lĩnh, ý chí; chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh./.



[1] Hồ Chí Minh,  Toàn tập, Nxb CTQG, tập 4, H.2009, tr.480

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Cùng suy ngẫm về chuyến viếng thăm của Giám mục Ngô Quang Kiệt tại Đông Yên (Kỳ Anh – Hà Tĩnh)


       Trong sự kiện chuyến viếng thăm của Giám mục Ngô Quang Kiệt - nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội tại giáo xứ Đông Yên (Kỳ Anh – Hà Tĩnh), dư luận xã hội đang đặt ra nhiều nghi vấn đối với chuyến viếng thăm này. Có ý kiến cho rằng, vì lòng thương xót với đồng bào bị hậu quả của sự cố môi trường Formosa và thiên tai lũ lụt ở Miền Trung nên Ngô Quang Kiệt đã tới thăm động viên và tặng quà. Có ý kiến khác lại cho rằng, Ngô Quang Kiệt đến đây nhằm mục đích khác (kích động và con giáo dân chống lại chính quyền)… Mặc dù mục đích mà Ngô Quang Kiệt đến đây như thế nào, nhưng có nghi vấn đặt ra là tại sao những xuất quà đó lại được tặng cho ngẫu nhiên cho 200 họ dân thuộc giáo xứ Đông Yên - những giáo dân đã không đồng tình với việc đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ dự án khu kinh tế Vũng Áng và cũng chính 200 hơn 200 hộ dân này là những người đã kéo ra tận trụ sở Tòa Giám mục Giáo phận ở xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An để chất vấn Tòa Giám mục Giáo phận và cá nhân Giám mục về chuyện đền bù, bồi thường không thỏa đáng này. Nếu vì tình thương yêu với đồng bào thì còn nhiều vùng khác ở miền Trung cần có sự chia sẻ, cứu trợ, động viên như ở Đông Yên tại sao Ngô Quang Kiệt không đến mà lại đến Đông Yên? Nên nhớ, Ngô Quang Kiệt Chính là người đã viết đơn khiếu kiện chính quyền Hà Nội trong vụ Thái Hà – Nhà Chung những năm 2008 và 2009. Và cũng chính Ngô Quang Kiệt đã có những phát ngôn mà mọi người phải đặt nghi vấn về lòng yêu nước của ông khi cho rằng cảm thấy xấu hổ khi cầm tấm hộ chiếu Việt Nam. Mặc dù động cơ của linh mục Ngô Quang Kiệt là gì thì cũng cần nâng cao cảnh giác./